Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí thông minh, bố mẹ nên biết đặc điểm và cách chăm sóc trẻ theo từng giai đoạn.

Các kỹ năng vận động

Vào lúc 8 tháng tuổi, trẻ sử dụng các giác quan của mình để ghép nối các kỹ năng vận động.Ta sẽ thấy, có những khi trẻ cầm lấy thứ đồ nào đó rồi nắm chặt, lắc, đưa vào miệng và ngậm, thậm chí vứt đi rồi nhặt lại. Đó là khi trẻ thu thập thông tin của vật thể bằng các giác quan, đồng thời tiếng hành một chuỗi các hoạt động khác nhau.

Ngón tay cái và các ngón khác đã có thể liên kết với nhau một cách nhuần nhuyễn dẫn đến khả năng nhặt được những vật nhỏ. Thông thường, miệng chính là điểm đến cuối cùng của các vật mà bé bắt gặp được. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn đã không để lại món gì quá nhỏ xung quanh bé. Đề phòng bé có thể bị ngạt thở do nuốt phải những vật này.

Trẻ khám phá mọi thứ bằng vị giác
Trẻ đã phối hợp được miệng và tay (ảnh minh họa)

Bé đã có thể liên kết các bộ phận trên cơ thể một cách thường xuyên hơn. Việc khuyến khích bé tự ăn có thể giúp bé luyện tập phối hợp miệng và tay. Hãy chọn những loại thực phẩm mềm mà bé vẫn có thể dùng tay được như bánh gạo, cà rốt luộc và phô mai…

8 tháng tuổi, bé đã có thể cố gắng đứng lên được bằng cách bám vào các vật thể chắc chắn xung quanh như bàn, ghế, cánh cửa…Đôi khi bé có thể té ngã nhưng hãy để cho bé cố gắng thêm vài lần nữa. Bạn sẽ thấy bé tiến bộ hơn mỗi ngày trong quá trình tập đứng lên này.

Khả năng tiêu thụ thực phẩm

Thời gian này, sữa vẫn là nguồn thức ăn thiết yếu của trẻ. Mỗi ngày, có thể tiêu thụ 700 đến 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho bé trong thực đơn ăn dặm bao gồm ngũ cốc trẻ em, các loại thịt nghiền, rau quả nghiền.

Chuẩn bị bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Lượng thức ăn bé cần ngày càng tăng (ảnh minh họa)

Bé bắt đầu chuyển dần sang việc tiêu thụ thức ăn dặm. Dần dần, lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày sẽ giảm đi và thay vào đó là số lượng thức ăn cứng ngày càng tăng.

Khả năng nhận thức và tâm lý

Thời gian này, bạn đã có thể thấy rõ sự tò mò khám phá của trẻ. Trẻ sẽ tìm hiểu mọi thứ mà chúng bắt gặp. Điều này cho thấy trẻ đã có ý thức nhiều hơn về môi trường xung quanh mình.

Thể hiện những cảm xúc thích thú và khó chịu một cách rất rõ ràng. Đây là lúc bạn có thể quan sát được trẻ thích gì và ghét gì thông qua biểu hiện cảm xúc của trẻ.

Bé biểu hiện cảm xúc cách rõ ràng hơn
Có thể biết trẻ thích gì qua biểu hiện cảm xúc của trẻ (ảnh minh họa)

Bé đặc biệt sợ sự chia cách trong khoảng thời gian này. Bé nhận biết được bạn vẫn tồn tại dù bạn không có hiện diện xung quanh bé. Mối lo sợ này sẽ dần biến mất khi bé lên 2 tuổi.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

Đến tháng thứ 8, hầu hết trẻ ngủ bình thường từ 13 đến 14 giờ mỗi ngày. Trong đó, trẻ cần 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày, một vào buổi sang và một vào buổi chiều. Giấc ngủ ngắn này có thể kéo dài 1 giờ đồng hộ. Một số trẻ chỉ cần 20 phút cho giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Bé giành phần lớn thời gian cho giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)
Facebook
Twitter
LinkedIn