Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Biết được đặc điểm từng giai đoạn của con để giúp con phát triển tốt nhất.

Quá trình khám phá đôi bàn tay của chính mình

Khi tròn 5 tháng tuổi, bé đã có thể kiểm soát hoạt động của đôi tay một cách linh hoạt. Lúc này, bé không hoàn toàn cằm nắm các đồ vật nhưng đã có thể kéo chúng về phía mình.

Trẻ đang tập luyện sử dụng 2 tay
Trẻ đang khám phá đôi bàn tay của chính mình (ảnh minh họa)

Bạn có thể giúp bé thực hành động tác này bằng cách đặt đồ chơi trong tầm với của trẻ. Từ mốc thời gian này, bé sẽ có thể mang đồ chơi về bên mình và cằm chúng trên tay.

Hãy cho trẻ một mẫu đồ chơi và khuyến khích trẻ chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. Khi bé học được động tác này, cả thế giới như hiện ra. Bé sẽ rất thích vui đùa bằng 2 tay của mình

Tập nói bập bẹ và thể hiện cảm xúc

Giờ đây, bé đã có thể cảm nhận thế giới gần giống như người lớn. Kỹ năng giao tiếp của bé cũng phát triển nhanh chóng. Những âm thanh bé phát ra đã thể hiện thái độ và sự hồi đáp đối với thế giới. Lúc này, bạn có thể nhận thấy cảm xúc háo hức, hạnh phúc, thậm chí hài lòng của bé đối với sự vật.

Thời điểm này, một số bé có thể lập lại một vài âm tiết như “ba”, “ma”,”ga”. Một số khác lại có khả năng thêm nhiều âm tiết khiến cho âm thanh phát ra có phần phức tạp hơn.

Trẻ bập bẹ thể hiển cảm xúc
Trẻ sẽ có biểu hiện như muốn nói gì đó (ảnh minh họa)

Tuy chưa nói được thành câu nhưng bé có nhu cầu giao tiếp rất cao. Hãy kiên nhẫn mà nói chuyện với bé. Bé sẽ rất được khích lệ khi có người hiểu được mọi âm thanh của mình và sẵn sàng đối đáp cùng mình.

Bản năng tự vệ và sự theo dõi các vật di chuyển

Thời gian này, bạn sẽ thấy bé chăm chú theo dõi các vật thể chuyển động trước mặt. Chiếc máy hút bụi di chuyển trên sàn, một con mèo chạy qua bãi cỏ…đều sẽ thu hút ánh nhìn của trẻ.

Việc theo dõi xuất phát từ sự tò mò và khả năng tự vệ
Trẻ sẽ có bản năng theo dõi những vật chuyển động (ảnh minh họa)

Điều này xuất phát từ bản năng tự vệ. Bé muốn biết vật thể chuyển động trước mắt sẽ đi về đâu, có ảnh hưởng gì đến mình hay không. Quan sát các vật thể chuyển động cũng là một cách khám phá thế giới và thỏa trí tò mò của bé.

Phát triển kỹ năng của trẻ bằng cách nào?

Đây là giai đoạn trẻ khám phá thế giới bằng việc quan sát các chuyển động. Hãy đặt những món đồ chơi có yếu tố chuyển động trong môi trường của trẻ.

Những đồ chơi chuyển động sẽ giúp ích cho tư duy của trẻ
Trẻ không ngừng khám phá thế giới xung quanh (ảnh minh họa)

Một đoàn tàu lửa, một chiếc xe mô hình, cũng có thể là một quả bóng lăn. Hãy sắp xếp các loại đồ chơi này xung quanh bé. Việc theo dõi những chuyển động của các sự vật mới mẻ sẽ khiến bé không ngừng khám phá và hứng thú với thế giới.

Facebook
Twitter
LinkedIn