Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 18 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, hiểu biết về đặc điểm và nhu cầu của con qua từng thời kỳ để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Bé có thể giữa bình sữa để bú và dấu hiệu muốn ăn dặm.

Giờ đây, bé của bạn đã có thể tự giữ lấy bình sữa khi bú. Tuy nhiên, đừng để bé tự bú một mình. Nếu trong khi bú, bé ngủ thiếp đi, lượng sữa có thể ứ đọng trong miệng và gây sâu răng cho bé. Sữa cũng có thể len lỏi từ miệng, qua ống tai và gây nhiễm trùng tai nếu bố mẹ không kiểm soát cách bú của con.

Lúc này, bé thể hiện nhiều hơn những dấu hiệu cho thấy bé đã có thể ăn dặm. Phản xạ đẩy lưỡi khi có vật gì đặt lên nó. Hoặc chú ý đến thức ăn của bố mẹ.

Dù vậy, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sáng cho việc ăn dặm. Bé cũng chưa thể kiểm soát được việc nhai và nuốt. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ gây dị ứng thức ăn cho bé.

Vì vậy, đừng nên cho trẻ ăn dặm sớm trong thời điểm này.

Khả năng tự ngồi dậy qua tư thế nằm sấp.

Từ tư thế nằm sấp, bé đã có thể dùng 2 tay đẩy thân trước lên và ngồi dậy. Dù vậy, đừng để con  ngồi một mình. Hãy ngồi cạnh bé để có thể đỡ bé ngã bất kỳ lúc nào. Mặc dù lúc này bé nắm được kỹ năng ngồi, bé vẫn có thể tự ngã do mất hứng thú hoặc không giữ thăng bằng được quá lâu.

Cột mốc trong cảm xúc- Sự lo lắng

Con bạn lúc này sẽ thể hiện cảm xúc lo lắng một cách rất rõ ràng khi ở trong vòng tay người lạ. Bé có thể bám víu lấy bạn, lo lắng khi xung quanh có nhiều người mới. Thậm chí, bé sẽ khóc khi có người lạ đột nhiên tới gần.

Lúc này, bạn đừng nên tỏ ra lúng túng khi bé khóc trong vòng tay người khác. Điều cần làm là bình tĩnh vỗ về bé. Để cho người thân trong gia đình và bạn bè của bạn tiếp cận bé một cách từ từ.

Bé hay lo lắng đối với người lạ không có nghĩa là bạn sẽ tránh để bé tiếp xúc với người khác. Hãy bên cạnh và giúp bé hòa nhập với người mới một cách nhẹ nhàng và từ tốn. Dùng sự kiên nhẫn và hiểu biết của bạn để giúp bé bước qua cột mốc này.

Sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh 18 tuần tuổi.

Lúc này, các giác quan của bé đã hoạt động một cách đồng bộ. Bé hoàn toàn nhận biết được mùi vị đang nếm trong miệng có liên quan đến sự vật nào xuất hiện trước mắt.

Đây cũng là lúc bé học thêm kỹ năng mới, đồng bộ cảm nhận của âm thanh và các chuyển động xung quanh. Lúc này, bé cũng thích những âm thanh có vần điệu thay vì những tiếng ồn hỗn tạp bên ngoài.

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn