Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, hãy hiểu rõ đặc điểm của bé để giúp bé phát triển toàn diện.

[lo_irp post=’101083′]

Phát triển khả năng ghi nhớ

Lúc này bé cũng đã nhớ được những món đồ chơi của mình.
Bé vào thời điểm này đã nhớ và phân biệt được khuôn mặt của những người xung quanh mình. (Photo by: thinkstock)

Trí nhớ của bé đã đã phát triển trong thời điểm này. Một vài tháng trước đây, mỗi ngày như một khởi đầu mới nhưng bây giờ bé đã có thể nhận ra nhiều khuôn mặt quen thuộc (kể cả những người họ hàng mà bé chưa từng nhìn thấy trong một tháng).

Bắt đầu hiểu bố mẹ

Bé sẽ lặp lại những âm thanh, cử chỉ tạo sự chú ý của bạn.
Vào thời điểm này bé đã có thể hiểu được những gì bố mẹ nói. (Photo by: thinkstock)

Bé sẽ lặp lại những âm thanh, cử chỉ tạo sự chú ý của bạn. Và bé có thể vẫy tay chào khi thấy bạn ở ngay cánh cửa.

Bé đã thực sự hiểu được những gì bạn nói mặc dù bé chưa thể đáp lại. Bạn hãy nói: “lấy cho mẹ quả bóng” và bé sẽ làm theo một cách vui vẻ.

Tính cách của bé được hình thành

Bấy giờ, tính cách của bé đang thật sự trỗi dậy.
Khi tròn 10 tháng tuổi tính cách của bé cũng đã được hình thành. (Photo by: thinkstock)

Bấy giờ, tính cách của bé đang thật sự trỗi dậy. Kỹ năng xã hội của bé đang phát triển và bé có thể nở một nụ cười khi gặp bất cứ ai. Hoặc bé sẽ có một chút nhút nhát, cúi đầu vào lòng bạn khi có người lạ đến bắt chuyện.

Bập bẹ tiếng nói đầu tiên

Theo nghiên cứu, trung bình độ tuổi để phát ra từ đầu tiên đó là vào tháng thứ 10 đến 11
Vào thời điểm này bé sẽ nói được những tiếng đầu tiên. (photo by: thinkstock)

Một số bé có thể thử nói một vài từ vào lúc này. Nhưng các bé khác luôn đợi cho đến khi nào mình cảm thấy tự tin mới bắt đầu nói. Theo nghiên cứu, trung bình độ tuổi để phát ra từ đầu tiên đó là vào tháng thứ 10 đến 11. Bạn sẽ khá khó chịu vì từ đầu tiên bé nói là ba chứ không phải là mẹ.

Khó chịu với những âm thanh xung quanh

 Tất cả điều bạn có thể làm là bên cạnh để an ủi và trấn an bé để bé biết rằng luôn có bạn bên cạnh.
Bé dễ bị hoảng sợ bởi những âm thanh xung quanh mình. (Photo by: thinkstock)

Thỉnh thoảng, bé sẽ sợ những âm thanh như là: tiếng chuông cửa, máy hút bụi, máy giặt hoặc tiếng chuông điện thoại của bạn. Tất cả điều bạn có thể làm là bên cạnh để an ủi và trấn an bé để bé biết rằng luôn có bạn bên cạnh.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Bạn hãy luôn khuyến khích và khen ngợi sự nổ lực của bé thay vì chỉ ra những sai lầm.
Bạn hãy luôn động viên và khen ngợi những cố gắng của bé. (Photo by: thinkstock)
  • Nếu bé đang cố gắng nói ra một từ và chưa hoàn thành, bạn hãy gật đầu và phát âm từ đó cho bé nghe. Bạn hãy luôn khuyến khích và khen ngợi sự nổ lực của bé thay vì chỉ ra những sai lầm.
  • Bé bây giờ đã có thể hiểu được các chức năng của đồ vật. Vì thế bạn hãy cho bé những thứ đồ chơi bằng nhựa như: rổ, thức ăn hay dụng cụ bếp… để truyền cảm hứng cho việc giả vờ làm đầu bếp. Điều này sẽ giúp bé nâng cao trí tưởng tượng.
  • Hãy luôn mô tả cho bé nghe rằng bạn đang làm gì ngay cả khi bạn đang giặt quần áo hay nấu cơm. Cách này sẽ khuyến khích phát triển ngôn ngữ cho bé. Khi bạn dự định đưa bé lên xe để ra ngoài hay đi đâu cũng nên nói cho bé biết.
  • Vào thời điểm này bé rất thích những bài hát sôi động và kèm theo sự nhảy múa. Vì thế, bạn hãy hát và kèm theo những cử chỉ, động tác cho bé xem. Điều này sẽ khiến bé rất thích thú.

Một chiếc xe nhựa lớn có thể đẩy quanh nhà sẽ là món đồ chơi thích hợp cho cả bé trai và bé gái. Bạn nên tránh những món đồ chơi tự động như: cần cẩu, bánh xe hay ngôi nhà có cửa tự động mở và đóng… Vì thời điểm này, những thứ đó có thể khiến bé sợ hãi.

Trò chơi cho bé

Vào một tháng trước bé rất thích thả một vật gì đó từ trên ghế cao xuống. Nhưng bây giờ hãy xem liệu bé có thể ném và bắt vật gì đó nhanh chóng không.

Bạn hãy ném một túi đậu xuống mâm, đợi cho đến khi bé chuẩn bị cầm lấy nó. Hãy kéo túi đậu ra xa và cầm nó lên. Sau đó, ném nhẹ túi đậu vào mâm trở lại.

Trò chơi sẽ giúp bé gắn bó với bố mẹ
Một số trò chơi có thể luyện tập khả năng phản xạ của bé ( ảnh minh họa)

Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng phản xạ nhanh. Đồng thời tạo cho bé một cảm giác gắn bó khi được chơi đùa cùng bố mẹ

Theo Bounty

Facebook
Twitter
LinkedIn