Con của bạn sẽ trở thành nhà văn trong tương lai?

Giống như một hạt mầm nhỏ bé, ước mơ của con trẻ cần được phát hiện và chăm bón cho lớn lên, ra hoa và kết quả. Hãy giúp trẻ nuôi dưỡng ước mơ ngay khi còn bé. Khoảng thời gian này là lúc bạn có thể giúp bé xây dựng một nền móng vững chắc cho ước mơ của chúng.

1. Gợi mở ước mơ

Bước đầu tiên trên con đường chinh phục ước mơ chính là nhận biết nó từ sớm. Hãy thử gợi mở cho con về việc sáng tác văn chương và xem phản ứng của bé như thế nào.

Nếu ba mẹ đã yêu thích việc đọc sách, chắc hẳn cũng sẽ bị hấp dẫn bởi mùi sách mới, bởi những câu chuyện thú vị mà sách mang lại. Con bạn cũng thế đấy. Điều bạn cần làm là chỉ ra cho bé tất thảy những điều đó.

Bé muốn trở thành nhà văn
Gợi mở ước mơ cho con thông qua những trang sách (Ảnh internet)

Hãy tạo cho con một niềm yêu quí sách từ khi còn bé. Kể cho con nghe những mẫu chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Nói cho bé hiểu để có một quyển sách, một câu chuyện như thế, các nhà văn đã làm những công việc vĩ đại như thế nào.

Nếu có thể khiến cho bé yêu mến những câu chuyện kể, bé cũng sẽ yêu mến những quyển sách như vậy. Sự yêu thích nếu đủ lớn sẽ biến thành ước mơ.

2. Xây dựng nền tảng từ vựng cho con

Trẻ em từ 20 tháng tuổi đã có thể hiểu được những câu nói của người lớn. Đây là lúc bé phát huy toàn bộ khả năng ghi nhớ và bắt chước của mình. Có thể bé chưa nói được tròn câu hoặc thậm chí có một số bé vẫn chưa thể nói được. Thế nhưng, đây là thời gian bé thu thập toàn bộ những từ vựng giao tiếp mà bé bắt gặp được trong cuộc sống hằng ngày.

Để xây dựng một nền tảng ngôn ngữ phong phú cho con, các bậc cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con, đặc biệt trong khoảng thời gian này.

Giúp trẻ tích lũy từ vựng từ nhỏ
Giúp con tích lũy vốn từ vựng phong phú (Ảnh internet)

Đóng giả các nhân vật trong phim hoạt hình để đối thoại với con. Thông qua những trò chơi này, bạn hoàn toàn có thể tập cho con nói được các mẫu câu thông dụng bao gồm những từ láy, từ tượng thanh, tượng hình phong phú.

Hãy tập cho bé quen dần với những cụm danh từ, từ trạng thái có tính từ đi kèm.

Ví dụ: “Hôm nay, trời lạnh tê tái

“Mẹ đang lạnh run cầm cập

[lo_irp post=’102875′]

Đây là cách để bé nhận biết sự vật rõ ràng và đầy đủ hơn. Đừng sợ con bạn không hiểu, chỉ cần cho bé tiếp xúc với từ đó nhiều, bé sẽ tự nhớ và sử dụng đúng ngữ cảnh.

3. Tập cho con nói đúng ngữ pháp

Nên giao tiếp với con bằng những câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, có từ cảm thán. Điều này sẽ giúp con nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp. Đây cũng là cách bạn tập cho bé nói chuyện lịch sự, tránh việc nói trổng.

Kể cho con những câu chuyện thú vị. Trong đó, nên nhấn mạnh miêu tả một cách chi tiết các nhân vật, sự việc, quang cảnh.

Nói đúng ngữ pháp là tiêu chuẩn cơ bản của một nhà văn
Nền móng ngữ pháp vững chắc (Ảnh internet)

Ví dụ: Khi nói về một “cô búp bê đẹp”, bạn có thể đưa búp bê trước mặt con và miêu tả rằng: “Cô ấy có mái tóc dài đen óng. Đôi mắt của cô ấy to và sáng. Chúng ta sẽ mặc cho cô ấy một bộ đầm thật lộng lẫy…”

4. Khuyến khích con nói ra cảm nhận và suy nghĩ của chúng

Khi bắt đầu biết nói, khi được đưa đến nhà trẻ cùng các bạn khác, con chắc chắn đang tiếp xúc với một thế giới to lớn hơn. Lúc này, hãy gợi hỏi để bé nói lên những cảm xúc của mình.

Hoặc đơn giản, bạn có thể đặt câu hỏi để bé miêu tả cô giáo, bạn bè hay miêu tả chính bạn. Đây cũng là cách hình thành thói quen tư duy và suy nghĩ cho trẻ. Quá trình bé chọn lựa từ vựng trong đầu để trả lời câu hỏi của bạn sẽ tập cho bé quen dần với việc miêu tả sự vật, sự việc một cách chi tiết.

Giúp bé tập diễn đạt cảm nhận của mình (Ảnh internet)

Việc này thực hiện một cách rất tự nhiên. Một khi con bạn đã được làm quen với số lượng từ vựng phong phú, bé sẽ có thể chọn lựa từ thích hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể.

Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như cảm giác của con trước những sự việc trong cuộc sống.

5. Mỗi ngày một từ vựng mới

Sẽ rất tốt nếu mỗi ngày bạn có thể cho bé làm quen với một từ vựng hay thành ngữ mới. Từ vựng và thành ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú. Nếu có thể hình thành thói quen này cho bé, khả năng ngôn ngữ của bé sẽ lớn lên từng ngày. Đây cũng là cách học ngôn ngữ của những người dẫn chương trình truyền hình, những giáo viên giỏi.

Hình thành thói quen học từ mới mỗi ngày
Học từ mới mỗi ngày (Ảnh internet)

Từ ngữ chính là những viên gạch xây nên một nhà văn trong tương lai. Con của bạn cần được hướng dẫn để thu thập những viên gạch ấy và xây dựng chúng như thế nào.

6. Học những gì để trở thành nhà văn?

Một tác phẩm văn chương chất lượng phải chứa đựng kiến thức, sự trải nghiệm và cảm quan của người viết. Để có được những yếu tố trên, người viết văn ít nhất cần được đạo tạo trong một môi trường học thuật chuyên sâu.

Trước mắt, hãy cho con nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngữ văn từ cơ bản đến nâng cao chính là nền tảng vững chắc của một nhà văn tương lai.

Giúp con trở thành nhà văn
Học gì để trở thành nhà văn (Ảnh internet)

Ở Việt Nam, không có chuyên ngành chính thức hay một trường lớp riêng biệt để đào tạo nhà văn. Tuy nhiên, chúng ta có chuyên ngành đào tạo ngôn ngữ chuyên sâu ở các trường đại học. Các chuyên ngành này có thể giúp sinh viên nhận thức về ngôn ngữ một cách khoa học và nắm vững nguồn gốc của từ. Ngôn ngữ chính là công cụ và cũng là vũ khí của nhà văn.

Một số trường trên thế giới có đào tạo về kỹ năng viết sáng tạo (Creative writing). Đây sẽ là nơi con bạn được học về qui trình sáng tạo một tác phẩm truyện ngắn, thơ ca hay tiểu thuyết một cách bài bản. Sự sáng tạo không đến một cách ngẫu nhiên. Đó là sự kết nối của một chuỗi những những sự kiện. Nó hoàn toàn có qui luật.

Điều quan trọng nhất, nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ để con biết yêu thương và trân trọng những điều nhỏ bé bên cạnh mình. Đó là tâm hồn của một nhà văn tương lai.

Facebook
Twitter
LinkedIn