Vào tuần thai thứ 36, thai nhi đã phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn trí não. Sự phát triển này chèn ép các mao mạch, đường gân khiến máu cơ thể mẹ không được lưu thông kịp thời. Điều này dẫn đến thai phụ 36 tuần thường cảm thấy đau nhức vùng lưng, hông, cổ tay và cổ chân.
1. Cơ thể thai phụ 36 tuần thay đổi ra sao?
Ở giai đoạn này, những cơn chuyển dạ giả Braxton Hicks diễn ra thường xuyên, kéo dài khiến thai phụ khó chịu. Hiện tượng này có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với những dấu hiệu chuyển dạ sớm. Vì vậy bạn cần nắm rõ những biểu hiện của nó và gọi cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường.
[lo_irp post=’101992′]
Thai phụ có thể nhận thấy sự tăng tiết dịch ở vùng âm đạo. Ở trường hợp chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu, cơn chuyển dạ sẽ diễn ra trong vài ngày nữa. Tuy nhiên, khi vùng âm đạo xuất hiện những đốm máu to hơn, thai phụ có thể đang gặp nguy hiểm.
Khi thai nhi 36 tuần tuổi bụng của thai phụ càng lớn và trở nên nặng nề hơn. Sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực khiến thai phụ di chuyển khó khăn, đau lưng, đau hông xương xuyên. Bên cạnh đó, đầu thai nhi lúc này tiếp xúc với vùng xương chậu của người mẹ. Điều này gây áp lực lên bàng quang và những bộ phận quanh đó. Vì thế, thai phụ thường cảm thấy khó chịu và đau ở vùng xương chậu.
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi có thể chèn ép lên các mao mạch khiến máu khó lưu thông. Vì vậy, thai phụ dễ mắc các chứng chuột rút, tê buốt ở cổ chân, chóng mặt. Bên cạnh đó, thai phụ cũng sẽ đối mặt với chứng tiêu chảy, viêm lợi rất khó chịu.
2. Lời khuyên dành cho thai phụ 36 tuần
Thai nhi tuần 36 đã phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vì vậy việc khám thai là vô cùng quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi, tư vấn xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ.
Bên cạnh đó, việc khám thai còn giúp thai phụ kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn và tử cung của người mẹ. Khi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp và xử lý để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi lẫn thai phụ.
Từ giai đoạn này trở đi, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, thai phụ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, sắm sửa các đồ dùng cần thiết để vào viện khi có dấu hiệu chuyển dạ.
Thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi với tư thế gác chân lên cao hoặc nằm nghiêng sang bên trái. Hai tư thế này giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu. Bên cạnh đó, bạn cần uống nước nhiều mỗi ngày để làm sạch thận, duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể.
3. Thai phụ 36 tuần nên ăn gì?
- Thực phẩm chứa canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa,… Việc cung cấp canxi cho cơ thể sẽ đảm bảo cho sự phát triển hệ xương của cả thai nhi và thai phụ.
- Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như bông cải xanh, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên cám, chuối, bí đỏ. Việc bổ sung hàm lượng chất xơ sẽ giúp thai phụ kiểm soát cân nặng tốt, giảm thiểu các chứng bệnh về tiểu đường thai kỳ, tim mạch và phòng tránh táo bón.
- Thực phẩm giàu sắt: thịt bò, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, chuối, yến mạch, mật ong,… Những nguồn thực phẩm này giúp duy trì lượng máu đủ cho quá trình sinh con và tích trữ lượng sắt cần thiết cho thai nhi.
Bên cạnh đó, khi nêm nếm thức ăn, người mẹ nên dùng ít muối. Muối có thể khiến thận dự trữ nước nhiều hơn, làm cho người mẹ dễ cảm thấy buồn tiểu. Bên cạnh đó, việc ăn những thức ăn mặn còn gây ra hiện tượng phù chân, tay, phát sinh chứng cao huyết áp khi mang thai.