Vấn đề rạch tầng sinh môn đã khiến không ít các chị em phụ nữ lo lắng. Cũng giống như các chị em sinh mổ lần đầu, thắc mắc liệu có nên sinh thường sau đó, các chị em bị rạch tầng sinh môn lần đầu sinh con có được sinh thường ở lần tiếp theo hay không?
1. Quá trình rạch tầng sinh môn diễn ra như thế nào?
Theo kinh nghiệm sinh thường của các chị em phụ nữ, thông thường khi sinh con đầu lòng bạn sẽ được áp dụng phương pháp rạch tầng sinh môn. Nhưng một số trường hợp vẫn có thể đẻ thường không cần rạch.
Một số sản phụ sẽ bị rạch tầng sinh môn nếu như bị viêm âm đạo, đáy chậu bị phù nề, thai nhi có đường kính đầu quá lớn hay người mẹ bị mắc bệnh tim… Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ chủ động cắt tầng sinh môn để giúp thai nhi ra ngoài an toàn và tránh bị rách tầng sinh môn gây nguy hiểm cho thai phụ.
Trước khi thực hiện thủ thuật này, thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ ở phần đáy chậu. Sau khi sinh con xong, bạn sẽ được khâu lại vết cắt tầng sinh môn một cách tỉ mỉ. Trung bình cho việc khâu lại vết cắt tầng sinh môn ấy thường kéo dài 20 phút. Tất nhiên khi khâu lại bạn sẽ được gây tê nên sẽ không cảm thấy đau đớn.
2. Có thể sinh thường vào lần kế tiếp khi đã bị rạch tầng sinh môn trong lần sinh đầu không?
Phụ nữ sinh thường và bị rạch tầng sinh môn sẽ hồi phục sau 4 đến 6 tuần. Nhưng còn tùy vào chế độ chăm sóc và kiêng cữ của mỗi người thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Sau khi rạch tầng sinh môn, bạn nên vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm.
Đồng thời, bạn nên chọn những loại trang phục thoải mái, tránh bó sát để không ảnh hưởng đến vết thương tầng sinh môn. Sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, hãy dùng giấy mềm chạm nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để giảm đau, buốt.
Bên cạnh đó, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, mau chóng lành vết thương. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước để tránh táo bón sau sinh.
Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng khi vết rạch tầng sinh môn chưa hồi phục hoàn toàn. Lần đầu quan hệ sau sinh cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho người vợ.
Để tránh mang thai quá sớm sau khi sinh con, bạn nên sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn. Và tất nhiên, bạn vẫn có thể sinh thường sau lần đầu sinh con bị rạch tầng sinh môn.
3. Nên làm gì để hạn chế việc bị rạch tầng sinh môn khi sinh?
Bạn vẫn có thể sinh thường mà không cần rạch tầng sinh môn nếu như tuân theo các nguyên tắc sau đây khi mang thai:
- Chuẩn bị cho mình có một sức khỏe thật tốt. Chế độ dinh dưỡng chính là chìa khóa để bạn thật khỏe mạnh. Trong quá trình mang thai, bạn nên được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết để bạn và thai nhi được khỏe mạnh.
- Có một chế độ luyện tập phù hợp. Các bài tập yoga hay kegel sẽ giúp máu lưu thông xuống vùng chậu và cải thiện các cơ ở đấy tốt hơn. Cách này sẽ giúp bạn sinh con dễ dàng mà không cần rạch tầng sinh môn.
- Chọn tư thế sinh phù hợp để giúp được đẩy ra ngoài thuận lợi hơn. Sinh con dưới nước cũng chính là một phương pháp được nhiều người áp dụng do các lợi ích mà nó mang lại.
[lo_irp post=’104785′]
- Bạn không nên rặn đẻ khi cơn đau chưa tới sẽ khiến cho quá trình sinh con thêm khó khăn. Tốt nhất, bạn chỉ nên rặn khi xuất hiện các cơn gò để thúc đẩy bé ra ngoài nhanh hơn. Đồng thời, trong quá trình sinh, bạn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh rặn đẻ quá sớm.