Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, bệnh suy dinh dưỡng cũng gây hại nghiêm trọng đến dự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí thông minh của trẻ.
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Một số bậc phụ huynh thiếu những kiến thức nuôi dạy trẻ sơ sinh
- Không cho trẻ bú sữa mẹ hoặc để trẻ cai sữa sớm
- Cho bé ăn dặm không đúng cách. Bạn nên tham khảo các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiếu yếu cho bé.
- Không cho bé ăn đúng với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Trẻ nhỏ cần nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc.
[lo_irp post=’171′]
Trẻ mắc bệnh lý nhiễm trùng
Những bệnh lý trẻ dễ mắc phải như viêm đường hô hấp, tiêu chảy,… cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi mắc các bệnh lý này, bé thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng lười ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Sớm nhận biết những dấu hiệu suy dinh dưỡng để có biện pháp hồi phục sức khỏe kịp thời cho trẻ.
- Chậm tăng cân hoặc cân nặng đứng yên trong vòng từ 2-3 tháng
- Bé kém linh hoạt hoặc có biểu hiện mệt mỏi đau yếu
- Khó ngủ, quấy khóc hoặc giật mình khi ngủ
- Chậm mọc răng, da xanh xao, tóc thưa, các cơ nhão, không chắc chắn
- Chậm biết đi, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng
- Thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng
Đầu tiên, bạn cần chú ý đến việc cân bằng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn cho bé, mỗi bữa một ít để đảm bảo cho quá trình tiêu hóa và lượng thức ăn cần thiết cho trẻ:
- Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú sữa mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ ngày
- Trẻ từ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ ngày
Trong thực đơn ăn dặm cho bé, ngoài cháo hoặc cơm cần phải có thêm thịt cá, rau xanh hoặc hoa quả chín. Bạn nên chế biến những bữa ăn dặm hợp với khẩu vị của trẻ. Việc đa dạng hóa các bữa ăn sẽ giúp bé ngon miệng hơn.
Không nên cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu chín và để trong thời gian quá lâu. Các dụng cụ chế biến thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh nhằm đảm bảo vệ sinh cho thức ăn của trẻ.
Vệ sinh cá nhân
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé, không cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Điều này giúp bé tránh các bệnh về sâu răng, viêm lợi.
- Tắm rửa thường xuyên cho bé bằng nước lạnh. Vào mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa khiến bé nhiễm lạnh hoặc viêm đường hô hấp.
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện cho bé. Bạn nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và không cho trẻ mút tay hay chạm tay bẩn lên mặt.