Cho trẻ bú như thế nào là đúng cách?

Cho trẻ bú đúng cách cũng là yếu tố giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện. Các chị em lần đầu làm mẹ có thể sẽ cảm thấy bỡ ngỡ trong việc cho con bú đúng cách.

1. Bắt đầu cho con bú như thế nào?

Lần đầu tiên người mẹ ôm con vào lòng cũng là thời điểm tuyệt vời nhất để bắt đầu cho con bú sữa mẹ. Lượng sữa non của người mẹ đặc biệt rất tốt cho sức đề kháng của trẻ sơ sinh.

Dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này rất bé nên lượng sữa non này rất bổ ích cho bé. Lượng sữa của người mẹ sẽ gia tăng lên từng ngày cùng với sự phát triển của dạ dày đứa trẻ.

Bé ngậm trọn quầng vú của mẹ
Cho con bú đúng cách để bé nhận nguồn thức ăn một cách tốt nhất (ảnh internet)

Các bà mẹ tiến hành cho con bú đúng cách theo trình tự như sau:

  • Áp sát cơ thể bé vào cơ thể của bạn.
  • Nhấn môi trên của bé vào đầu ti của bạn.
  • Khi miệng bé mở rộng, hãy để bé ngậm trọn núm vú của bạn kể cả quầng vú xung quanh.

Đừng quá lo lắng khi bé gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú. Nuôi con bằng sữa mẹ đòi hỏi sự thực hành kiên nhẫn. Bạn hoàn toàn có thể nhờ một y tá giúp đỡ trong việc tư vấn cách cho con bú khi bạn còn ở bệnh viện.

[lo_irp post=’106189′]

Nếu khi vừa sinh con, bạn không thể cho con bú ngay được, hãy thực hiện hút sữa non cho con. Bé có thể tiếp nhận dòng sữa này qua bình hoặc ống cho đến khi bé đủ khỏe để có thể bú mẹ.

2. Nên cho con bú bao nhiêu lần trong ngày?

Càng cho con bú sữa mẹ, lượng sữa mà cơ thể người mẹ tự sản xuất lại càng dồi dào. Cho con bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày là khá nhiều so với chỉ tiêu. Bạn không nên tuân thủ theo một lịch trình quá cứng nhắc rằng mỗi ngày phải cho con bú bao nhiêu lần mới đạt chỉ tiêu. Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì nên cho trẻ sơ sinh bú sớm nhất khi trẻ có dấu hiệu đói.

Cho con bú ngay khi con có dấu hiệu đói sớm
Không nên để đến khi bé quá đói mới cho bú (ảnh internet)

Dấu hiệu đói sớm nhất là khi miệng bé bắt đầu có cử động “nhóp nhép” và tìm kiếm núm vú của bạn. Khóc chính là dấu hiệu cuối cùng cho thấy bé đang đói. Tốt nhất nên cho bé bú trước khi bé khóc vì đói.

Trong những ngày đầu, bé có thể sẽ ngủ giữa khi đang bú. Bạn có thể nhẹ nhàng đánh thức bé dậy nếu đã sau 4 tiếng kể từ lần bú cuối cùng.

3. Làm sao để cho con bú một cách thoải mái nhất?

Mỗi cữ cho bé bú có thể kéo dài đến 40 phút. Đặc biệt là vào những tháng đầu sau khi sinh. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của mình, người mẹ cần cho con bú ở một môi trường thoải mái, ấm cúng.

Cữ bú kéo dài nên thai phụ cần có tư thế thoải mái nhất
Lựa chọn tư thế thoải mái nhất để có thể cho con bú trong thời gian dài (ảnh internet)

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng để giữ cho cả mẹ và con cảm thấy thoải mái trong suốt cữ bú. Nên chuẩn bị tư thế trước khi bắt đầu cữ bú của con. Đừng nên bắt đầu cho con bú khi bạn chưa có một tư thế thoải mái.

4. Nên ăn gì trong thời gian cho con bú

Một chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý sẽ giúp các bà mẹ gìn giữ sức khỏe, đồng thời tạo nguồn sữa dồi dào cho con. Trong thời gian cho con bú, các bà mẹ nên chú ý bổ sung nước liên tục để tránh bị mất nước.

Thời gian cho con bú, các bà mẹ cũng sẽ đối mặt với những cơn đói một cách liên tục. Điều này cũng dễ hiểu vì năng lượng người mẹ hấp thu sẽ được chuyển tải và tạo sữa cho con bú. Do đó, các bà mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, chia nhỏ bữa ăn để việc nạp năng lượng được thực hiện liên tục. Tránh chịu đói quá lâu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bà mẹ có nguồn sữa tốt cho con
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có nguồn sữa chất lượng cho con (ảnh internet)

Thông thường, người mẹ cho con bú cần bổ sung cao hơn 200 đến 500 calo so với các bà mẹ bình thường.

Không nên lạm dụng các chất có chứa caffeine. Lượng chất này vào trong cơ thể bạn cũng sẽ mau chóng chuyển hóa vào trong sữa mẹ. Số lượng tối đa caffeine có thể chấp nhận được là 300mg, tương đương với 1 tách 350ml.

Người ta tin rằng, người mẹ trong thời gian cho con bú không nên ăn cay. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, trẻ sơ sinh có vẫn có thể thích ứng được những vấn đề này. Không phải tất cả các loại thức ăn đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn. Vì vậy, bạn không cần phải kiêng cữ quá nhiều.

Chỉ cần chú ý sau khi mình ăn loại thức ăn nào thì cơ thể bé phản ứng sau khi bú
Mẹ cho con bú không cần phải kiêng cữ quá nhiều (ảnh internet)

Các bà mẹ chỉ cần để ý đến những gì mình đã ăn ngày hôm nay và biểu hiện của con sau khi bú là như thế nào. Nếu bé có những biểu hiện khác thường như bị kích thích sau khi bú sữa mẹ thì bạn có thể biết được mà tránh một số loại thức ăn có thể gây ra kích ứng cho con bạn.

Facebook
Twitter
LinkedIn