Ở trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung sữa mẹ, bé cần thêm nguồn năng lượng dồi dào để sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Lúc này, lượng dinh dưỡng tự nhiên nhận được trong bụng mẹ dường như đã cạn kiệt. Vì vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi để đảm bảo các chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm: chất bột đường, chất đạm, rau củ và trái cây, nhóm chất béo.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
Khi bắt đầu triển khai thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi, mẹ nên lên khung giờ và xây dựng chế độ ăn vừa phải để bé tập quen dần. Quá trình ăn dặm bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Ngoài ra, việc cho bé 5 tháng ăn dặm theo thực đơn này cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Ăn dặm là bữa phụ, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn dinh dưỡng chính cho trẻ từ giai đoạn này đến khi 12 tháng tuổi.
- Bắt đầu cho bé ăn thức ăn dạng loãng (đặc hơn sữa mẹ). Khi bé đã tập quen dần, mẹ nên chuyển qua dạng thức ăn đặc hơn.
- Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ ngày

- Thời gian: buổi sáng lúc 10 giờ. Đến giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 bữa nữa vào lúc 7 giờ tối.
- Thứ tự ưu tiên những nhóm thực phẩm cho bé tập ăn:
+ Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trắng nấu nhuyễn)
+ Nhóm 2: rau, củ, quả (nghiền nhỏ, rây kỹ)
+ Nhóm 3: cá, thịt, trứng, đậu phụ, tôm,… (nghiền nhuyễn, xay nhỏ)
[lo_irp post=’397′]
2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
2.1. Cà rốt nghiền
Cà rốt là thực phẩm giàu beta-caroten, bổ dưỡng và phù hợp với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Ngoài ra, cà rốt còn chứa hàm lượng vitamin A cao giúp phát triển thị lực, chống lại tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cà rốt cũng rất dễ chế biến và kết hợp với các loại rau củ quả khác.

Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền: 2 muỗng cà phê (nên luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất)
- Cháo trắng: 2 muỗng cà phê
Cách thực hiện: Nghiền nhuyễn cháo sau đó đổ vào chén. Tiếp theo nghiền cà rốt, cho lên trên, trộn chung 2 loại với nhau và cho bé ăn cùng lúc.
2.2. Cháo bắp ngọt
Trong bắp chứa một lượng lớn protein và carbohydrate vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 muỗng cà phê
- Bắp nghiền: 2 muỗng cà phê (nấu hạt bắp riêng sau đó dùng máy xay nhuyễn rồi rây lại, lọc hết bã)
Cách thực hiện: Nấu cháo cùng với hạt bắp đã xay nhuyễn cho tới khi mềm rồi để nguội cho bé ăn.
2.3. Cháo rau chân vịt
Đây là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng. Rau chân vịt là loại rau có hàm lượng chất khoáng và vitamin dồi dào. Trong rau chân vịt có chứa sắt, kali giúp não bộ phát triển toàn diện, tuần hoàn máu nhanh hơn. Canxi và magie giúp xương phát triển tốt. Vitamin A giúp tăng cường thị lực của trẻ.

Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 muỗng cà phê
- Rau chân vịt nghiền: 2 muỗng cà phê
Cách thực hiện: Rửa sạch rau chân vịt, chỉ lấy phần lá. Luộc rau cho tới khi rau chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.
2.4. Súp khoai tây sữa
Đây là nguồn thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều khoáng chất như kalo, vitamin A, C và tinh bột cung cấp năng lượng cần cho sự hoạt động của bé. Vì thế, khoai tây giúp đảm bảo nhu cầu tăng trưởng ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 ly sữa ( khoảng 60ml)
Cách thực hiện: Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ rồi luộc chín. Tiếp theo cho khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi chín mềm, thành súp.
2.5. Táo nghiền
Táo chứa hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có thể làm khỏe đường ruột của trẻ. Bên cạnh đó, chất xơ trong táo còn có tác dụng giống như thức ăn thô, giúp trẻ đi tiêu đều đặn, tránh tình trạng táo bón và tiêu chảy.

Nguyên liệu: 1/4 quả táo
Cách thực hiện: Gọt vỏ táo, cắt bỏ phần lõi sau đó thái thành từng miếng mỏng, bỏ trong lò vi sóng khoảng 1h30s đến khi nhuyễn. Cuối cùng, lấy ra cho bé dùng. Trường hợp táo chua, mẹ có thể cho thêm 1/4 muỗng đường và rim táo trước khi nghiền.
3. Một số lưu ý khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm
- Thức ăn cho bé ăn dặm cần được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn
- Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để biết được khẩu vị của bé

- Khi giới thiệu thức ăn dặm mới cho bé, bạn nên để bé thử trong 3-4 ngày. Trong quá trình cho bé ăn, hãy quan sát bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
- Trong thời điểm này, mẹ không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho bé.