Các phương thức vệ sinh vùng rốn cho trẻ sơ sinh

Sau khi chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn, chỉ để lại một đọan ngắn gần sát cơ thể trẻ. Quá trình này không gây đau và sẽ tách bé khỏi sự kết nối với nhau thai.

Đây cũng là một dạng vết thương sau sinh của trẻ, cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng.

Phần dây rốn còn lại bên ngoài sẽ tồn tại trong bao lâu?

Phần dây rốn này sẽ khô dần và rụng đi trong khoảng từ 7 đến 21 ngày. Việc rụng dây rốn sẽ để lại một vết thương nhỏ và cần vài ngày để lành lại.

Khi rốn rụng đi, bạn sẽ thấy một ít máu dính lại trên tã của trẻ. Điều này xảy ra là hoàn toàn bình thường và bạn không nên lo lắng. Một số trường hợp dây rốn rụng một cách rất khô ráo và lặng lẽ

Vài trường hợp khác sẽ có ít dịch màu vàng chảy ra, nhìn thấy vài hạt thịt nhỏ nổi lên. Đây gọi là u hạt rốn.

Bình thường, dây rốn sẽ rụng trong 7 đến 21 ngày
Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)

Những u hạt rốn có tự thể biến mất hoặc có thể nhờ bác sĩ can thiệp. Những hạt nhỏ này không chứa dây thần kinh nên việc điều trị sẽ không làm cho bé đau. Đồng thời, tình trạng này cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì cho bé ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ sau này.

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Từ khi trẻ sinh ra cho đến lúc dây rốn rụng đi, nên chăm sóc để tránh nhiễm trùng dây rốn cho trẻ

  • Luôn giữ dây rốn khô và sạch. Mẹ nên gấp mép tã xuống dưới bụng để rốn được thông thoáng.
  • Thời gian này nên dùng khăn ẩm lau người cho bé thay vì để bé tắm bồn.
  • Nếu thời tiết không quá lạnh, chỉ nên mang tã cho trẻ và chiếc áo mỏng để tạo điều kiện cho rốn mau khô.
  • Hãy để dây rốn tự rụng triệt để. Tránh dùng lực tác động để bứt nó ra khỏi rốn dù nó đã rụng gần hết.
  • Nghiên cứu cho thấy, dây rốn không được rửa bằng cồn sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn dây rốn được rửa bằng cồn.
Dây rốn bị ẩm ướt sẽ khiến dễ nhiễm trùng
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, tránh tiếp xúc với các tạp chất và nước

Dấu hiệu nhận biết dây rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Hiện tượng nhiễm trùng day rốn ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu phát hiện một số dấu hiệu sau, nên đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị:

  • Em bé khóc khi bạn đụng đến rốn của bé hoặc những phần da lân cận
  • Rốn có mùi hôi, có mủ hoặc xuất hiện chất dịch màu vàng
  • Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
  • Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
  • Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
  • Sau 3 tuần rốn vẫn chưa rụng.
Nếu chăm sóc không cẩn thận, trẻ có thể bị nhiễm trùng dây rốn
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh để tránh nhiễm trùng (ảnh minh họa)

Đưa bé đến bác sĩ ngay nếu thấy dấu hiệu chảy máu nơi rốn vì đây rất có thể là dấu hiệu rối loạn chảy máu.

Facebook
Twitter
LinkedIn