Các mốc khám thai quan trọng cho bà bầu

Việc siêu âm và khám thai định kỳ khi có bầu là một việc vô cùng quan trọng. Vì đây chính là phương pháp giúp mẹ bầu phát hiện được những nguy cơ nhiễm bệnh của con và chữa trị kịp thời. Vậy các mốc siêu âm thai cần thiết là vào lúc nào.

Buổi khám thai đầu tiên

Buổi siêu âm đầu tiên được xem là cột mốc không kém phần quan trọng so với các mốc siêu âm thai khác
Buổi khám thai đầu tiên là cột mốc quan trọng trong các mốc siêu âm thai. ( ảnh minh họa)

Đây được xem là cột mốc đầu tiên trong các mốc siêu âm thai. Mẹ bầu phải thực hiện ngay nếu phát hiện mình có thai. Trong buổi khám thai đầu tiên, bầu sẽ được kiểm tra “ tất tần tật”  về sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Buổi siêu âm đầu tiên được xem là cột mốc không kém phần quan trọng so với các mốc siêu âm thai khác. Vì nó sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra được liệu thai có nằm ngoài tử cung không.

Đồng thời, lúc bấy giờ mẹ bầu đã có thể nghe được nhịp tim của bé qua siêu âm. Đối với các mẹ vẫn chưa phát hiện tim thai cũng đừng quá lo lắng. Hãy chờ đến tuần thứ 8 -9 của thai kỳ rồi kiểm tra nhịp tim của bé một lần nữa.

Các mốc siêu âm thai: siêu âm vào tuần thứ 8-9

Thời điểm này là lúc mẹ bầu nên siêu âm 2D để kiểm tra độ dài của phôi.
Siêu âm vào tuần thứ 8 hay thứ 9 sẽ nghe được nhịp tim của thai. (ảnh minh họa)

[lo_irp post=’101039′]

Thời điểm này là lúc mẹ bầu nên siêu âm 2D để kiểm tra độ dài của phôi. Từ đó, chuẩn đoán xem nó có tương ứng với lứa tuổi của thai nhi hay không.

Bên cạnh đó, vào thời gian này, bầu có thể siêu âm để nghe nhịp tim của bé. Nếu lúc này vẫn chưa nghe được tim thai, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kiểm tra HCG. Xét nghiệm này sẽ chứng tỏ bạn đang mang thai hay không.

Trong tình trạng thai đã bị sảy, thai cần được đưa ra ngoài càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cần có một phương pháp điều trị hợp lý để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Siêu âm vào tuần thứ 11- 13

Thứ nhất đó là xét nghiệm sinh thiết gai nhau CVS để kiểm tra các bệnh di truyền và rối loạn gen ở thai nhi.
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau ở mẹ bầu. (Photo by: 123rf)

Vào thời điểm này, mẹ bầu nên làm hai xét nghiệm. Thứ nhất đó là xét nghiệm sinh thiết gai nhau CVS để kiểm tra các bệnh di truyền và rối loạn gen ở thai nhi.

Thứ hai, mẹ bầu phải thực hiện siêu âm độ mờ da gáy để biết tình trạng sức khỏe của thai nhi. Phương pháp này sẽ cho bạn biết bé có khả năng mắc bệnh down hay các bệnh tim mạch hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc nội tiết hay các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế cột mốc này khá quan trọng trong các mốc siêu âm thai của mẹ bầu.

Tuần thứ 15- 17

Đồng thời, mẹ bầu phải làm xét nghiệm dịch màn ối
Siêu âm vào thời điểm này giúp kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn bé. (ảnh minh họa)

Vào tuần thứ 15, mẹ bầu sẽ được siêu âm để kiểm tra tình hình sức khỏe của con. Lúc này, bạn sẽ được làm xét nghiệm dịch màn ối. Xét nghiệm này giúp mẹ phát hiện các rối loạn gen, các bệnh di truyền. Hay kiểm tra được bé có bị khuyết tật ống thần kinh không.

Tuần thứ 15-17, mẹ bầu sẽ được tiêm bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, nội tiết nếu cần. Kèm theo đó là uống canxi, bổ sung vitamin B6, sắt, magie cần thiết.

Tuần thai thứ 20- 22

Đồng thời việc kiểm tra nhịp tim , nhau thai hay cân nặng đều được thực hiện ở tuần lễ này.
Hình ảnh siêu âm thai vào tuần thứ 21. (ảnh minh họa)

Đây là lúc bạn biết được giới tính thai nhi qua siêu âm hai chiều. Việc kiểm tra nhịp tim , nhau thai hay cân nặng đều được thực hiện ở tuần lễ này.

Vào tuần thứ 24- 28 của thai kỳ

Bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ xác định xem bé có bị sứt môi, hở hàm ếch không.
Siêu âm 4D trong thời kỳ mang thai. (ảnh minh họa)

Tuần thai thứ 24 đến 28 của thai kỳ nằm trong các cột mốc siêu đáng nhớ đấy. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy được bé rõ rệt hơn bằng phương pháp siêu âm 4D.

[lo_irp post=’523′]

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ xác định xem bé có bị sứt môi, hở hàm ếch không. Cơ quan nội tạng của bé có bị dị dạng hay không đều sẽ được phát hiện trong lần siêu âm này. Sau thời điểm này, sẽ rất khó để có kết quả chính xác khi thai nhi đã phát triển lớn hơn.

Giai đoạn này mẹ bầu cũng được xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong cơ thể. Nếu bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần được chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy tránh những loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ.

Làm gì vào tuần thứ 30 -32

Vào tuần thai thứ 30-32, các vấn đề về tim mạch, động mạch và não đều được kiểm tra kĩ lưỡng.
Siêu âm kiểm tra tim mạch của bé vào tuần thứ 32. (ảnh minh họa)

Vào tuần thai thứ 30-32, các vấn đề về tim mạch, động mạch và não đều được kiểm tra kĩ lưỡng.

Tuần thứ 34-36

Vào thời điểm này, mẹ phải làm xét nghiệm Non- stress để kiểm tra hoạt động của tử cung và sự chuyển động của thai nhi.
Vào cuối thai kỳ bà bầu nên xét nghiệm Non-stress. (Photo by: 123rf)

Vào thời điểm này, mẹ nên làm xét nghiệm Non- stress để kiểm tra hoạt động của tử cung và sự chuyển động của thai nhi.

Để đảm bảo an toàn cho sự ra đời của bé, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm màu Doppler. Phương pháp này giúp kiểm tra sự ổn định của động mạch não, bao ối, dây rốn.

Kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé là việc không thể thiếu trong thời gian mang thai. Thông qua quá trình kiểm tra, bác sĩ biết liệu bé có đủ oxy không. Việc siêu âm còn đo được vòng đầu, cân nặng của bé yêu nữa đấy.

Facebook
Twitter
LinkedIn