Bệnh u nang buồng trứng ở trẻ em tuổi dậy thì

U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng tăng ở lứa tuổi dậy thì. Cơ bản đây là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên khối u phát triển bên trong buồng trứng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách.

Nguyên nhân bệnh u nang buồng trứng ở trẻ em

Không thể bỏ qua bệnh u nang buồng trứng ở các bé gái dậy thì
Ở độ tuổi dậy thì, những nang trứng có thể xảy ra tình trạng không hoàn thiện. (ảnh minh họa)

Các bé gái ở độ tuổi dậy thì thường có những sự thay đổi về nội tiết và phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý. Vì thế, đây là đối tượng dễ mắc phải u nang buồng trứng. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:

  • Nang trứng không phát triển đầy đủ: Ở độ tuổi dậy thì, những nang trứng có thể xảy ra tình trạng không hoàn thiện, khó hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Thể vàng phát triển quá mức. Thể vàng là một đơn vị chức năng của buồng trứng. Bình thường, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 4-7 ngày. Tuy nhiên, thể vàng hoạt động bất thường dễ làm cho quá trình kinh nguyệt kéo dài hơn.
  • Mạch máu của nang trứng bị vỡ. Trường hợp này xảy ra bất ngờ gây ra những cơn đau bụng cấp tính thường khiến cho u nang xuất huyết.

[lo_irp post=’101136′]

Dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng

Bạn cần phát hiện sớm bệnh phụ khoa này của bé để tìm ra cách chữa trị phù hợp.
Bệnh đi kèm với những biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, dậy thì sớm,… (ảnh minh họa)

Thông thường, u nang buồng trứng thường có những dấu hiệu rất mơ hồ trong giai đoạn đầu. Bạn cần phát hiện sớm bệnh phụ khoa này của bé để tìm ra cách chữa trị phù hợp. Thông thường, bệnh được chia thành 3 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau:

  • Ở giai đoạn đầu, bé thường không có biểu hiện gì đặc biệt, có thể hay đau bụng lâm râm dưới vùng rốn.
  • Giai đoạn tiếp theo là khi khối u đã phát triển. Lúc này, bệnh đi kèm với những biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, dậy thì sớm, nam tính hóa (ria đậm, tay chân mọc nhiều lông). Tiếp theo là dấu hiệu đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn. Đặc biệt, bệnh còn đi kèm với những triệu chứng không liên quan như tiểu rắt, tiểu khó, phù ở hai chân,…
  • Giai đoạn xảy ra biến chứng: đau dữ dội liên tục ở vùng bụng dưới. Kèm theo đó là dấu hiệu sốt, nôn và chóng mặt.

Những dấu hiệu này thường khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn với những bệnh lý rối loạn tiêu hóa. Họ nghĩ rằng do trẻ ăn thức ăn lạ nên đau bụng hoặc do kinh nguyệt. Từ đó, họ dễ bỏ qua các dấu hiệu này khiến bệnh có cơ hội phát triển âm thầm.

Bệnh này, nếu không được chữa trị đúng cách và can thiệp kịp thời có thể gây ra những biến chứng:

  • Xoắn u nang (đối với các u nang lớn có cuống)
  • Vỡ u nang: do u quá lớn kèm xuất huyết bên trong
  • Chèn ép các cơ quan xung quanh do u phát triển quá lớn và phát hiện muộn.

Phòng tránh u nang buồng trứng ở trẻ em

Phòng tránh u nang buồng trứng ở trẻ em
Bạn cần phát hiện sớm bệnh phụ khoa này của bé để tìm ra cách chữa trị phù hợp. (ảnh minh họa)

Ngay từ giai đoạn đầu, bạn cần phải thay đổi những thói quen không tốt của bé. Sau đây là những lời khuyên giúp phòng tránh bệnh một cách hiệu quả:

  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả và uống nhiều nước
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang trong giai đoạn phát triển sinh lý cơ thể
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc hoặc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.

Khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện của bệnh, bạn cần đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn ban đầu không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi để bệnh vào những giai đoạn sau, những can thiệp của y học dần trở nên khó khăn hơn. Lúc này đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng bởi cả bác sĩ lẫn người bệnh. Vì thế, bạn hãy hiểu biết đủ về bệnh để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm hơn.

Facebook
Twitter
LinkedIn