Phụ nữ đang mang thai sẽ rất lo lắng khi bị sốt phát ban. Nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết, cách chữa trị và ảnh hưởng của bệnh trên cơ thể sẽ làm giảm bớt lo lắng.
1. Bệnh sốt phát ban là gì?
Theo nghiên cứu, cứ 150 phụ nữ mang thai sẽ có một người mắc bệnh này. Bạn sẽ cảm thấy ngứa và bị phát ban ở vùng bụng hay mông, đùi và tay. Điều này gây sự phiền toái và khó chịu cho bạn.
Căn bệnh này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai đôi. Các nốt đỏ thường xuất hiện trên cơ thể và không gây ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt.
2. Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai
Không giống như các bệnh lý khác ở phụ nữ mang thai, vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chủ yếu gây sốt phát ban ở phụ nữ mang thai. Căn bệnh này cũng không được gây nên bởi áp lực từ việc tăng hormone khi mang thai.
Theo giả thiết, nguyên nhân của bệnh là do di truyền hoặc bị ảnh hưởng từ người chồng. Bệnh sẽ thường biến mất sau khi sinh con.
3. Dấu hiệu của bệnh sốt phát ban
Phụ nữ mang thai khi bị sốt phát ban sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
3.1 Sốt cao
Cũng giống như khi cảm cúm, bạn cũng sẽ có dấu hiệu bị sốt. Do đó, căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn với bị cảm khi mang thai. Vì thế, khi xuất hiện sốt, bạn cần phân biệt rõ xem mình chỉ bị cảm hay bị sốt phát ban.
Đối với căn bệnh sốt phát ban, hiện tượng sốt sẽ theo bạn từ 1 đến 3 ngày và sốt từ 38 đến 39 độ. Kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu và rất mệt mỏi.
3.2 Xuất hiện hạch
Nổi hạch chính là một trong các dấu hiệu của bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai. Đây chính là bước đầu tiên trước khi các nốt đỏ xuất hiện. Hạch sẽ sưng to tại các vùng như nách hay cổ…, khi sờ vào sẽ cảm thấy rất đau.
Cho đến khi bạn chữa hết bệnh, ban đỏ biến mất nhưng hạch vẫn sẽ tồn tại cho đến một tuần sau đó.
3.3 Phát ban
Sau khi vượt qua cơn sốt, bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt ban đỏ, nhỏ từ ngực trở xuống. Các nốt ban ấy sẽ có đường kính từ 1 đến 2 mm và thường mọc riêng lẻ hay theo từng chùm rất khó chịu.
Đây chính một trong những triệu chứng phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ ngay để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Sốt phát ban có ảnh hưởng đến thai nhi?
Sốt phát ban không gây nguy hiểm cho bạn nếu được chữa trị kịp thời. Nhưng ngược lại, nếu để bệnh kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu, nếu không được chăm sóc kĩ sẽ gây dị tật bẩm sinh cho bé. Đặc biệt là sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì thế khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị hợp lý.
[lo_irp post=’100971′]
5. Cách giảm bớt ngứa khi bị phát ban
Ngoài việc tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng những cách an toàn dưới đây để giảm bớt ngứa cho bản thân.
- Dùng bột yến mạch hoặc baking soda để tắm.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ra gió để các nốt ban đỏ không bị lây lan ra những nơi khác trên cơ thể.
- Thoa gel lô hội lên da sau khi tắm để bớt ngứa.
- Luôn mặc quần áo bông mềm để tránh gây trầy xước và va chạm với các nốt ban.
Nếu vẫn còn ngứa sau khi áp dụng các cách trên. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để xin thuốc uống hoặc thuốc bôi lên da để chống ngứa.
Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy bổ sung những loại trái cây tốt cho phụ nữ đang mang thai để tăng cường sức đề kháng.