Bật mí những chuyển biến trong cơ thể người mẹ ở tuần thai thứ 30

Thai nhi 30 tuần tuổi đã có thể quay đầu và vận động nhiều. Bên cạnh đó, cơ thể thai phụ 30 tuần cũng có những sự thay đổi khác thường. Lúc này, lượng sữa non của thai phụ tiết ra nhiều hơn và xuất hiện những cơn co thắt âm đạo.

1. Cơ thể thai phụ 30 tuần như thế nào?

1.1. Bụng và ngực phát triển hơn so với giai đoạn trước

Ở giai đoạn này, bụng của người mẹ ngày càng to và chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Bầu vú cũng trở nên nặng vì thế bạn sẽ thoải mái hơn khi mặc áo ngực. Núm vú của người mẹ lớn hơn và được bao quanh bởi một loại dầu nội tiết để chống vi khuẩn.

Cơ thể thai phụ 30 tuần như thế nào?
Cơ thể thai phụ 30 tuần có những sự thay đổi khác thường. (Nguồn 123rf)

Bên cạnh đó, thai phụ 30 tuần có thể bị nổi mẩn đỏ dưới ngực do mồ hôi. Lúc này, thai phụ cần tắm mát, bôi một lớp phấn rôm mỏng để tránh bị nấm.

[lo_irp post=’101936′]

1.2. Tăng cân nhanh chóng

Thai nhi 30 tuần tuổi đã có thể quay đầu và vận động nhiều.
Thai phụ 30 tuần tăng cân nhanh chóng. (Nguồn internet)

Ở tuần thứ 30, thai nhi phát triển nhanh chóng dẫn đến cân nặng của người mẹ cũng tăng khoảng 0,5 kg trong tuần này. Tuy nhiên, tình trạng cơ thể giữ nước cũng là nguyên nhân khiến người mẹ tăng cân. Vì thế, thai phụ cần lưu ý xem tình trạng tăng cân nhanh của mình có kèm theo những cơn đau đầu hay không. Đây là một trong những trường hợp bất thường, thai phụ cần trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

1.3. Những triệu chứng thường gặp

Trong giai đoạn này, người mẹ thường cảm thấy những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây cảm giác đau. Đây được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks – chuyển dạ giả. Thai phụ cần phân biệt điều này với những dấu hiệu chuyển dạ thật sự để có cách xử lý đúng đắn.

Ở giai đoạn này, người mẹ dễ mắc các chứng tiểu đường thai kỳ.
Thăm khám bác sĩ thường xuyên để nắm rõ tình hình sức khỏe. (Nguồn Thinkstock)

Cơ thể người mẹ sản sinh ra một số kích thích tố khác nhau làm cho các khớp xương trở nên lỏng lẻo. Vì thế, người mẹ dễ bị đau nhức, khó chịu. Đồng thời, đôi chân cũng to hơn so với trước lúc mang thai. Thế nhưng, ở trường hợp chân bị sưng nặng kèm theo tình trạng sưng phù ở tay, mặt, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật.

Ở giai đoạn này, người mẹ dễ mắc các chứng tiểu đường thai kỳ. Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu để có cách kiểm soát hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện khoa học mỗi ngày.

2. Lời khuyên cho thai phụ 30 tuần

Từ tuần thai 30 – 36, thai phụ cần đi khám tiền sản 2 tuần/ lần để kiểm tra tình trạng nước tiểu, đo huyết áp và mạch bụng. Bên cạnh đó, thai phụ 30 tuần cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và tập luyện mỗi ngày.

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Người mẹ cần tăng thêm khoảng 200-300 kcal/ ngày trong khẩu nhần ăn của mình.
Cần hạn chế ăn những thức ăn vặt, mặn, cay. (Nguồn Dreamstime)

Lúc này, người mẹ cần nhiều năng lượng để đáp ứng với tốc độ phát triển nhanh chóng của thai nhi. Người mẹ cần tăng thêm khoảng 200-300 kcal/ ngày trong khẩu phần ăn của mình. Đặc biệt, thai phụ cần bổ sung những dưỡng chất sau:

  • Sắt trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, rau màu xanh đậm, ngũ cốc và các loại đậu.
  • Omega-3 chứa nhiều trong: cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch, dầu cá, dầu olive, dầu hạt cải,…
  • Canxi trong: cá mòi, nấm mèo, ngao, tôm, cua, cải thìa, sữa chua, đậu nành, súp lơ, kiwi,…
  • Vitamin C trong những loại thực phẩm: bưởi, cam, đu đủ, dâu tây, ớt chuông xanh, kiwi, bắp cải tím, đậu nành,…
  • Magie trong các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, cải lá xanh, rau bina; hạt hướng dương; gạo; lúa mì; yến mạch; hạt bí ngô;…

2.2. Chế độ luyện tập

Trong giai đoạn này, việc tập thể dục là cách hiệu quả để đối phó những triệu chứng và các cơn đau trong giai đoạn cuối thai kỳ. Những động tác kéo giãn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong chế độ luyện tập hằng ngày. Bạn có thể thực hiện tác thao tác sau:

  • Ngồi bắt chéo chân, giữ thẳng lưng, giang 2 tay về phía trước
  • Đưa hai tay ra sau sao cho hai bàn tay chạm vào nhau
  • Giang hai tay lên trên đầu
  • Cuối cùng đưa tay về phía trước, giống như tư thế bắt đầu.
Bạn có thể thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày.
Các động tác kéo giãn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. (Nguồn internet)

Bạn có thể thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, thai phụ 30 tuần cần tập thói quen ngồi từ 1-2 phút trên giường trước khi đứng dậy. Điều này do huyết áp của thai phụ thường giảm xuống khi đứng nên cơ thể cần vài phút để thích ứng.

Đồng thời, bạn nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ về việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định hướng sinh thường, tầng sinh môn phải giãn ra nhiều để giúp thai nhi chào đời. Việc tập co giãn tầng sinh môn giúp mở cửa âm đạo rộng ra mà không cần phẫu thuật mở âm đạo.

Facebook
Twitter
LinkedIn