Bật mí cách rặn đẻ đúng cách và an toàn cho những người lần đầu làm mẹ

Một trong những cách sinh thường nhanh và an toàn đó là bạn phải biết cách rặn đẻ đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được phương pháp rặn đẻ đúng cách thuận lợi, an toàn cho cả người mẹ và thai nhi.

[lo_irp post=’105752′]

1. Tại sao nên học cách rặn để đúng cách?

Bước vào phòng sinh, điều mà bạn nên ghi nhớ đó là cách rặn đẻ đúng cách. Khi bạn biết cách thở khi sinh và rặn đẻ đúng cách, quá trình vượt cạn sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

cách rặn đẻ đúng cách
Bạn nên biết cách rặn đẻ đúng cách để quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. (nguồn: internet)

Mặc khác, khi bạn hiểu rõ về phương pháp rặn đẻ khi sinh, các bác sĩ sẽ hỗ trợ cho bạn một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn được những biến chứng xấu khi sinh như: băng huyết sau sinh, người mẹ bị mất sức, thai nhi bị ngạt khi ở trong ống sinh sản quá lâu…

Vì thế, bạn nên học cách rặn đẻ đúng cách ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi vào phòng sinh mới bắt đầu tìm hiểu về nó. Tốt nhất bạn nên ghi nhớ những cách rặn đẻ sau đây.

2. Phương pháp rặn đẻ đúng cách

Đầu tiên, bạn nên chọn một tư thế phù hợp để bắt đầu hành trình chào đón bé yêu của mình. Khi cổ tử cung đã mở hết, tốt nhất lúc này bạn nên nằm cong người hình chữ C. Cách này sẽ giúp thai nhi được chào đời dễ dàng.

Cách này sẽ giúp thai nhi được chào đời dễ dàng.
Bạn nên kết hợp hít thở nhịp nhàng khi rặn để tránh mất sức. (nguồn: internet)

Khi cơn đau bắt đầu, bạn hãy hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Đồng thời khi rặn cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

Cho đến khi hết cơn rặn, bạn hãy tiếp tục hít một hơi sâu, giữ hơi và tiếp tục rặn. Lặp lại cách này cho đến khi cơn co chấm dứt. Ngoài ra khi hết cơn đau, bạn cần hít thở sâu để chuẩn bị cho lần rặn tiếp theo. Đồng thời, cách này còn giúp cung cấp dưỡng khí cho bạn lẫn thai nhi.

3. Một số lưu ý khi rặn đẻ

Khi rặn đẻ bạn cũng cần tuân theo một số lưu ý sau để tránh những rủi ro đáng tiếc:

  • Bạn nên phối hợp nhịp nhàng giữa hít thở và rặn đẻ khi bắt đầu xuất hiện các cơn gò.
  • Trong khi rặn, mặc dù rất đau nhưng bạn không nên la hét hoặc phát ra một âm thanh nào. Như vậy chỉ khiến bạn thêm mất sức và không mang lại một lợi ích nào cho quá trình sinh nở của mình cả.
  • Bạn chỉ nên rặn đẻ khi xuất hiện các cơn gò. Phương pháp này giúp bạn đỡ mất sức. Đồng thời, rặn đẻ khi có các cơn gò tử cung sẽ giúp em bé ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trong khi rặn, mặc dù rất đau nhưng bạn không nên la hét hoặc phát ra một âm thanh nào.
Trong quá trình rặn, bạn nên thư giãn và dồn sức cho quá trình đó. Tuyệt đối, không nên la hét vì rất dễ mất sức. (nguồn: internet)
  • Đối với những phụ nữ sinh thường lần đầu tiên sẽ mất từ 30 đến 40 phút. Quá trình rặn cũng sẽ được chia thành nhiều đợt trước khi xổ thai.
  • Đối với những thai phụ lần đầu sinh thường sẽ được bác sĩ chỉ định rạch tần sinh môn để đầu bé ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì sinh thường không cần rạch tầng sinh môn nếu bạn thường xuyên tập thể dục, có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bên cạnh đó bạn cần giữ cho mình có một tinh thần thoải mái để tập trung cho quá trình rặn đẻ của mình. Nếu khi rặn hết hơi hoặc quá mệt, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Họ sẽ đưa ra những phương pháp giúp bạn lấy lại hơi thở nhịp nhàng hơn.
Facebook
Twitter
LinkedIn