Bạn không nên chủ quan trọng việc điều trị viêm họng cho trẻ

Viêm họng là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, thế nhưng khi bệnh lặp lại nhiều lần kèm theo những biến chứng khác sẽ gây nên hậu quả nặng nề như viêm amidan, viêm phổi ở trẻ em.

1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Bệnh viêm họng ở trẻ em thường xuất phát từ 2 nguyên nhấn chính:

– Do cảm lạnh, vi rút cúm, sởi, adeno, rhino,…

– Do vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu

Bạn không nên chủ quan trọng việc điều trị viêm họng cho trẻ
Viêm họng là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. (Nguồn internet)

Cổ họng là lối ra vào của cả đường hô hấp và đường tiêu hóa. Đây là nơi phải dung nạp nhiều tạp chất từ bên ngoài vào cơ thể. Vì thế, khi thời tiết lạnh, ẩm hoặc giao mùa dễ xảy ra hiện tượng viêm họng do vi rút, vi khuẩn. Trẻ em sức đề kháng còn kém nên có khả năng mắc chứng viêm họng cao hơn.

2. Trẻ bị viêm họng có những biểu hiện gì?

Thông thường, những triệu chứng viêm họng rất dễ nhìn thấy, khi bé có những biểu hiện sau đây, mẹ nên lưu ý hơn để có những phương pháp điều trị kịp thời:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C
  • Trẻ có biểu hiện quấy khóc, chán ăn và bú kém
  • Xuất hiện mủ trắng bẩn ở khe hốc amiđan hai bên
  • Xuất hiện hạch hai bên hàm, ấn vào cảm thấy đau
  • Khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
Trẻ viêm họng có những biểu hiện gì?
Trẻ em sức đề kháng còn kém nên dễ mắc chứng viêm họng hơn cả. (Nguồn internet)

Tuy nhiên, khi bé bị viêm họng kèm theo những biểu hiện sau đây, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Bị đau khoang miệng
  • Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi trở xuống sốt trên 38 độ C, trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt trên 38,3 độ C, trẻ trên 6 tháng tuổi sốt trên 39 độ C.
  • Cổ họng bé có biểu hiện sưng tấy. Lúc này bé không thể mở to miệng, việc thở trở nên khó khăn.

[lo_irp post=’104586′]

3. Chăm sóc khi bé bị viêm họng

  • Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm họng, người mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn. Trường hợp bé đau họng dẫn đến bú kém, bạn có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú, tăng tần số bú trong ngày lên.
  • Đối với trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm (từ 5-6 tháng tuổi), mẹ có thể cho bé uống những loại nước ấm như trà hoặc nước luộc rau. Điều này giúp làm dịu cổ họng của bé. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng mật ong cho việc điều trị viêm họng ở trẻ 12 tháng tuổi trở xuống. Trong mật ong có độc tố khiến hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này bị ảnh hưởng tiêu cực.
Chăm sóc khi bé bị viêm họng
Cho bé súc miệng bằng nước muối. (Nguồn internet)
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối. Lúc này, bạn có thể pha một muỗng café muối ăn vào một ít nước ấm sau đó hướng dẫn bé súc miệng.
  • Việc dùng thuốc cần tham khảo và tuân thủ theo đúng quy định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc khi thấy bé có dấu hiệu khỏi bệnh. Lúc này, vi khuẩn có thể tấn công trở lại khiến cổ họng bé bị đau trầm trọng hơn.
  • Những thức ăn cho bé cần được nghiền nhỏ hơn bình thường, cần nấu cháo loãng để bé dễ nuốt.
Facebook
Twitter
LinkedIn