Ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là phương pháp để bé tự lựa chọn và đưa thức ăn vào trong miệng của mình. Từ đó, bé sẽ tự thực hiện kỹ năng nhai và nuốt một cách nhịp nhàng và nhanh chóng hơn.
Với hình thức ăn dặm tự chỉ huy, bé sẽ học cách nhai trước khi nuốt. Theo một số nghiên cứu, việc này sẽ giúp bé có khuynh hướng tham gia vào những bữa ăn gia đình nhiều hơn. Đồng thời, bé sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ những giai đoạn đầu.
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trẻ sơ sinh tháng thứ 7 đã bắt đầu hình thành những kỹ năng cơ bản như cầm, nắm đồ vật. Thời điểm này, bé cũng biết đưa thức ăn vào miệng một cách nhanh gọn và chính xác. Vì thế, đây là khoảng thời gian thích hợp để khởi đầu phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.
Việc áp dụng cách này ngay từ những lần ăn dặm đầu tiên sẽ giúp bé tự ăn và khám phá bữa ăn một cách tự nhiên hơn. Trẻ sơ sinh tháng thứ 8 trở đi sẽ biết đưa thức ăn từ chén của người khác và bắt chước cách ăn uống của họ. Điều này giúp bé biết cách cầm muỗng và đưa thức ăn vào miệng dù việc thực hiện không được khéo léo, gọn gàng.
[lo_irp post=’556′]
Lợi ích của phương pháp này
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là giúp bé tự lập hơn. Bé có thể tự sử dụng khéo léo bàn tay của mình để thực hiện việc cầm muỗng và nĩa mà không cần bố mẹ phải can thiệp quá nhiều. Ngoài ra, phương pháp ăn dặm này còn đem lại những lợi ích sau:
- Giúp bé phối hợp khéo léo ngón trỏ và ngón cái. Thông qua việc này, bé được thực hành kỹ năng bốc và lấy thức ăn thường xuyên.
- Đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ. Khi bé nhai, các cơ và khớp hàm được luyện tập thường xuyên. Điều này là bước chuẩn bị cần thiết để bé tập nói vào những giai đoạn đầu.
- Giúp bé ăn ngon miệng hơn, hạn chế tình trạng biếng ăn. Ở phương pháp này, mẹ có thể lập những thực đơn ăn dặm đa dạng, phong phú nhằm giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ.
- Thúc đẩy sự phát triển giác quan, khuyến khích việc sử dụng kết hợp tay, mắt và miệng. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm những món ăn với kích cỡ và độ mịn khác nhau sẽ giúp bé nâng cao sự khéo léo và khả năng nhận biết đồ vật.
- Tạo niềm vui cho bé thông qua việc bắt chước các hành vi của người lớn.
Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp này
Về thức ăn
Bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé, ví dụ như rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc và hầu hết các loại cá. Tuy nhiên, việc lựa chọn thức ăn cần phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
Bạn nên chọn những thực phẩm dễ cắt thành dạng que hoặc sợi khi bé bắt đầu ăn. Những loại như mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt sẽ khiến bé khó tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Ngoài ra, bạn cần hạn chế những thức ăn có muối, đường, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn.
Phương thức thực hiện
Bạn nên chuẩn bị một chiếc ghế có bàn ăn và thanh chắn bảo vệ cho bé. Hãy đặt bé ngồi vào đó để bé thoải mái và tự do. Bạn cần để mắt đến bé thường xuyên để phòng tránh những sự cố ngoài ý muốn. Việc ăn dặm tự chỉ huy có thể khiến thức ăn vương vãi vào cổ và quấn áo của bé. Vì thế, bạn hãy đeo cho bé một chiếc yếm để tránh thức ăn làm bẩn quần áo.
Hãy đặt đồ ăn trước mặt bé và để bé tự quyết định. Bạn nên chọn thời điểm bé không mệt và đói để bé có thể tập trung. Ngoài ra, bạn không bên hối thúc bé vì điều này dễ làm bé rối trí trong quá trình xử lý thức ăn. Bạn có thể cho bé tham gia vào các bữa ăn gia đình để bé quan sát mọi người ăn uống và học hỏi theo. Điều quan trọng là bố mẹ cần thực hiện các thao tác ăn uống với tốc độ vừa phải để bé có thể theo kịp.
Những điều cần lưu ý
- Khi bé mệt mỏi, đau bệnh, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ không đem lại hiệu quả.
- Bạn không nên chế biến quá nhiều thực phẩm mới lạ cho bé ăn trong thời gian ngắn. Một loại thức ăn mới nên cho bé thử và ăn lại sau 4 ngày. Điều này giúp bạn theo dõi tình trạng dị ứng với thức ăn có thể xảy ra ở trẻ.
- Cần chế biến thức ăn thật kỹ lưỡng để bé hấp thu dễ hơn.
- Tạo cho bé tâm trạng thoải mái trong quá trình ăn, tránh la mắng bé vì càng gây áp lực bé sẽ càng chống đối việc ăn uống.