1. Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là gì?
Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là tình trạng gia tăng đường huyết trong quá trình mang thai. Điều này do sự thay đổi nội tiết của cơ thể thai phụ dẫn đến tăng đề kháng với insulin, làm cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu.
Ngày nay, bệnh đái tháo đường càng phổ biến do thói quen ít vận động, tiêu thụ các loại thực phẩm chức nhiều đường, tinh bột, chất béo.
[lo_irp post=’624′]
2. Bệnh phổ biến ở:
- Phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường, từng mắc bệnh trong lần mang thai trước đó
- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường
- Những phụ nữ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều
- Những người trên 35t hoặc mắc bệnh huyết áp cao
- Phụ nữ thừa cân với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 30
Tuy nhiên để biết được sự chắc chắn, các bà mẹ mang thai nên đi kiểm tra lượng đường trong máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Triệu chứng của bệnh
- Thường xuyên khát nước, thức khuya giữa đêm vì khát nước
- Vùng kín bị nấm, không thể làm sạch bằng thuốc/kem, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da
- Thiếu năng lượng, kiệt sức
- Các vết thương ngoài da khó lành
4. Những tác hại bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn tác động xấu đế sự phát triển của thai nhi sau này:
Đối với thai phụ
- Mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng tiết niệu
- Thai phụ có nguy cơ tiền sản giật nếu không kiểm soát được lượng đường huyết
- Nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng nặng, phải dùng nhiều thủ thuật sinh khó.
Đối với thai nhi
- Thai thường nặng cân nên khó sinh. Vì thế tỷ lệ sinh mổ cao, thai nhi dễ bị các sang chấn. Mặt khác, thai tuy to nhưng kém phát triển về trí tuệ lẫn tinh thần.
- Sự trưởng thành về phổi của thai nhi trong bụng người mẹ mắc bệnh chậm hơn so với mẹ không mắc bệnh.
- Nguy sơ bị hạ đường huyết sau sinh của thai nhi cao nên cần kiểm tra và theo dõi chặt.
- Thai nhi thường bị vàng da nhẹ do lượng bilirubin trong máu cao.
5. Bà bầu đã bị tiểu đường trước khi mang thai lưu ý:
- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: ăn ngày 3 bữa, tuổi tối ăn nhẹ. Bên cạnh đó nên ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, bổ sung thức ăn giàu canxi và sắt. Ngoài ra nên làm đa dạng thực đơn mỗi ngày để tránh tình trạng biếng ăn.
- Tập thể dục đều đặn: có thể luyện tập ở mức trung bình, tránh tình trạng quá sức. Khi cảm thấy mệt mỏi, cần ngưng tập và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe thai nhi.
Thông thường đa số các bà mẹ thường cảm thấy lo lắng, hoang mang khi mắc bệnh đái tháo đường. Quả thật, bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, mẹ yên tâm, nếu bệnh được theo dõi và điều trị kịp thời, em bé sinh ra sẽ phát triển bình thường.