Phụ nữ cần lưu ý về vấn đề gì khi sinh con lần hai?

Người phụ nữ sinh con thứ 2 sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Dù vậy, kinh nghiệm sinh con giữa các lần không hoàn toàn giống nhau. Do đó, những điều bạn nên biết về sinh con lần 2 này sẽ giúp ích cho hành trình vượt cạn lần này của bạn đấy.

[lo_irp post=’107281′]

1. Thời gian chuyển dạ có thể lâu hơn lần đầu

Theo kinh nghiệm sinh thường của các người mẹ bỉm sữa đi trước, khi bạn sinh con lần 2 thì thời gian chuyển dạ sẽ rút ngắn lại so với lần đầu. Thông thường một cuộc chuyển dạ sẽ kéo dài từ 6 đến 24 tiếng. Nhưng đối với trường hợp sinh con lần 2 hay còn gọi là con rạ, thời gian chuyển dạ sẽ rút ngắn lại từ 8 đến 16 tiếng.

Nhưng đối với trường hợp sinh con lần 2 hay còn gọi là con rạ, thời gian chuyển dạ sẽ rút ngắn lại từ 8 đến 16 tiếng.
Thời gian chuyển dạ của lần sinh con thứ 2 sẽ rút ngắn lại so với lần đầu. (nguồn: internet)

Nhưng ngược lại, bên cạnh đó vẫn có một số người mẹ sinh con lần 2 vô cùng vất vả.  Khi có các dấu hiệu chuyển dạ như: rỉ ối, ra nhớt hồng ở âm đạo hay xuất hiện các cơn đau khi bụng gò cứng… thì bạn nên đến bệnh viện gấp để chuẩn bị cho quá trình lâm bồn của mình.

Nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì, bạn nên bình tĩnh tránh lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra, nếu phát hiện các bất thường thì bạn sẽ nhận được chỉ định từ bác sĩ.

2. Đứa bé thứ 2 thường nặng cân hơn?

Một số người cho rằng khi bạn sinh con lần 2 thì con rạ sẽ luôn nặng cân hơn con so. Nhưng đây là điều không đúng hoàn toàn vì cân nặng của bé tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc thai nhi của từng người.

Một số người cho rằng khi bạn sinh con lần 2 thì con rạ sẽ luôn nặng cân hơn con so.
Cân nặng của các bé được sinh ra ở mỗi lần là khác nhau. (nguồn: internet)

Ngoài ra, theo các chuyên gia, người mẹ càng lớn tuổi thì sinh con sẽ nặng cân hơn. Vì thế, quan niệm con rạ sẽ nặng cân hơn con so là điều hoàn toàn không đúng.

3. Không cần rạch tầng sinh môn khi sinh con thứ 2?

Rạch tầng sinh môn khi sinh con chính là nổi ám ảnh của mỗi người mẹ. Những phụ nữ sinh con đầu lòng thường được áp dụng phương pháp rạch tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn. Nhưng không phải vì thế mà họ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn cho việc sinh con lần 2.

Chỉ cần bạn có một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập các bài tập giúp ích cho quá trình vượt cạn thì vấn đề rạch tầng sinh môn sẽ không còn là điều đáng lo ngại.
Bạn vẫn có thể sinh con lần 2 không cần rạch tầng sinh môn. (nguồn: internet)

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục như yoga, kegel, chọn tư thế sinh phù hợp… chính là những cách đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn bạn nên áp dụng. Chỉ cần bạn có một lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập các bài tập giúp ích cho quá trình vượt cạn thì vấn đề rạch tầng sinh môn sẽ không còn là điều đáng lo ngại.

4. Thời điểm sinh con thứ 2 không giống như lần thứ nhất

Thời điểm sinh con so và con rạ của bạn sẽ không giống nhau. Thậm chí, một số thai phụ còn phải đối mặt với việc quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nhưng vẫn có một số trường hợp sinh con rạ sớm hơn so với dự định.

Thời điểm sinh con so và con rạ của bạn sẽ không giống nhau.
Sinh con sớm hay muộn không phụ thuộc vào lần sinh lần 1 hay lần 2. (nguồn: internet)

Chưa có chứng minh nào cho thấy thời điểm sinh con lần 1 và lần 2 sẽ giống nhau. Do đó, bạn nên chuẩn bị và dự trù cho mọi tình huống.

Facebook
Twitter
LinkedIn