Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ như thế nào là đúng cách?

Trẻ sơ sinh bị đỏ mắt có thể chịu hậu quả nặng hơn so với người lớn. Việc chữa trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn do trẻ hay dùng tay để chạm vào mắt. Điều này càng khiến mắt bé trở nên ngứa ngáy, khó chịu.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đỏ mắt

Tình trạng trẻ sơ sinh bị đỏ mắt được hình thành do virus Adenovirus hoặc do các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa ổn định dễ mắc phải hiện tượng này.

Bệnh dễ lan truyền thành dịch khi thời tiết nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu kèm theo việc thay đổi thời tiết sẽ khiến trẻ mệt mỏi và dễ mắc chứng đỏ mắt nếu gặp phải mầm bệnh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đỏ mắt
Trẻ sơ sinh bị đỏ mắt có thể gây ảnh hưởng nặng hơn so với người lớn. (Nguồn internet)

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị đỏ mắt còn xuất phát từ nguyên nhân trong gia đình có người mắc bệnh nhưng phụ huynh lại không cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Lúc này, đồ dùng của bé được để lẫn lộn với những đồ dùng của những thành viên khác. Bé không được vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ.

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đỏ mắt. Khi kết mạc bị kích thích, mắt bé sẽ trở nên ngứa, sưng và chảy nước. Điều này còn được gọi là viêm kết mạc.

2. Những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đỏ mắt

Những dấu hiệu đau mắt đỏ thường khác nhau ở từng trẻ. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chung rất dễ nhận biết như:

  • Mí mắt, tròng mắt của bé có màu đỏ
  • Mắt bé có nhiều ghèn màu xanh hoặc vàng
  • Mí mắt của bé bị sưng và sụp xuống
Những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị đỏ mắt
Những dấu hiệu đau mắt đỏ thường khác nhau ở từng trẻ. (Nguồn internet)
  • Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt
  • Xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi,…

[lo_irp post=’102177′]

3. Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị đỏ mắt

3.1. Vệ sinh mắt thường xuyên

  • Phụ huynh cần lau rửa ghèn cho bé ít nhất 2 lần/ ngày bằng khăn ấm. Sau khi lau xong, phụ huynh cần giặt sạch khăn, nên luộc qua nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn bám trên khăn.
  • Ngoài ra, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho trẻ. Điều này giúp giảm cảm giác cộm, rát khi đau mắt đỏ.

3.2. Giữ gìn vệ sinh kỹ lưỡng, tránh trường hợp đau hai mắt

Giữ gìn vệ sinh kỹ lưỡng, tránh trường hợp đau hai mắt
Cần vệ sinh mắt cho bé thường xuyên. (Nguồn internet)
  • Thông thường khi mắc chứng đau mắt đỏ, trẻ sơ sinh sẽ bị một bên mắt. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không vệ sinh kỹ lưỡng, mắt bên kia của trẻ cũng sẽ bị lây bệnh.
  • Phụ huynh nên tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt cho cả 2 bên mắt của bé. Trước và sau khi vệ sinh mắt, phụ huynh cần vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

3.3. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

Lúc này, phụ huynh cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Điều này giúp bé có đủ sức đề kháng để mau khỏi bệnh và không bị suy kiệt trong quá trình bệnh. Bên cạnh đó, bé cần được nghỉ ngơi và cách ly.

Trong quá trình trẻ bị bệnh, phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ. Việc này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì mỗi người bệnh sẽ thích hợp với những loại thuốc khác nhau. Nếu không dùng đúng thuốc, bệnh sẽ lâu khỏi và kèm theo đó là xảy ra những tác dụng phụ.

4. Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị đỏ mắt

Để phòng tránh tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, các phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh cá nhân bé thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với mắt bé.
  • Cho bé dùng riêng gối, chậu rửa mặt và khăn
Không nên cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với bố mẹ
Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị đỏ mắt. (Nguồn internet)
  • Không nên cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với bố mẹ
  • Hạn chế cho bé đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi ẩm thấp nghi ngờ có mầm bệnh.
Facebook
Twitter
LinkedIn