Những nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân thai phụ cần lưu ý

Tình trạng thai nhi nhẹ cân khiến nhiều thai phụ lo lắng. Lúc này, thai nhi không chỉ kém phát triển về mặt thể chất mà còn gặp một số vấn đề về trí tuệ. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi theo tuần. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, sự chậm tăng cân của thai nhi còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.

1. Nhau thai kém phát triển

Yếu tố này tác động nhiều đến quá trình tăng cân của thai nhi trong bụng mẹ. Nhau thai ảnh hưởng đến bào thai vì nó đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.

Nhau thai kém phát triển
Yếu tố này tác động nhiều đến quá trình tăng cân của thai nhi trong bụng mẹ. (Nguồn internet)

Tình trạng bánh nhau kém phát triển làm quá trình vận chuyển này cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm. Lúc này thai nhi không được hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển khiến thai nhi chậm tăng cân.

2. Người mẹ nhẹ cân hoặc thừa cân

Thai nhi được cung cấp dưỡng chất từ khẩu phần ăn của người mẹ qua quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ nhau thai. Vì thế, khi người mẹ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm tăng cân. Mặt khác, tình trạng thiếu sắt, axit folic không chỉ dẫn đến hiện tượng dị tật ống thai nhi mà còn khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, nhẹ cân, kém phát triển về mặt trí tuệ.

Những nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân thai phụ cần lưu ý
Tình trang chậm tăng cân của thai nhi khiến người mẹ lo lắng. (Nguồn internet)

Ngoài ra, khi người mẹ ăn nhiều nhưng không đảm bảo đa dạng các dưỡng chất cũng dẫn đến hiện tượng thai nhi thiếu chất, chậm phát triển. Thai phụ béo phì, thừa cân cũng có dẫn đến tình trạng sinh non, tiểu đường thai kỳ, hội chứng tiền sản giật.

[lo_irp post=’104571′]

3. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Thai nhi bị dị tật bẩm sinh sẽ tăng cân chậm
Cân nặng của thai nhi là vấn đề được thai phụ quan tâm trong suốt giai đoạn thai kỳ. (Nguồn internet)

Trọng lượng của thai nhi thường phụ thuộc vào các chỉ số như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi,… Chính vì vậy, khi gặp vấn đề về dị tật ảnh hưởng đến những bộ phận này, thai nhi cũng sẽ bị chậm tăng cân.

4. Tuổi sinh nở

Tuổi sinh nở ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi
Người mẹ lớn tuổi do sức khỏe giảm sút khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung. (Nguồn internet)

Người mẹ mang thai vào độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 sẽ có nguy cơ sinh non và thai nhi chậm phát triển. Ở thai phụ nhỏ tuổi, khung chậu hẹp dễ dẫn đến biến chứng sản khoa, thiếu máu, nhiễm trùng, khiến thai nhi chậm tăng cân. Bên cạnh đó, người mẹ lớn tuổi do sức khỏe giảm sút khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

5. Người mẹ hút thuốc hoặc uống rượu

Các chất như nicotin, carbon monoxide trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển dưỡng chất từ mẹ sang con. Điều này làm chậm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, dẫn đến tình tình kém phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Những nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân thai phụ cần lưu ý
Người mẹ hút thuốc kém phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. (Nguồn internet)

Đồng thời, người mẹ uống rượu bia cũng gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Các chất chuyển hóa trong rượu, bia sẽ hạn chế sự hấp thụ thức ăn trong cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, các chất này cũng gây tác động xấu đến chức năng nội tiết và quá trình nhận dưỡng chất ở bào thai.

6. Thai phụ bổ sung canxi sớm

Khi sử dụng canxi sớm, chất này sẽ đóng bánh nhau lại, làm giảm chất lượng hoạt động bánh nhau, giảm sự trao đổi chất khiến thai nhi chậm phát triển và nhẹ cân. Bên cạnh đó, bổ sung quá nhiều canxi sẽ khiến thai phụ bị sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Bổ sung quá nhiều canxi sẽ khiến thai phụ bị sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.
Tình trạng thai nhi nhẹ cân khiến nhiều thai phụ lo lắng. (Nguồn internet)

Chính vì vậy, vào những tháng đầu thai kỳ (trước tuần thai thứ 16), người mẹ chỉ nên bổ sung chất sắt và axit folic. Lúc này, thai phụ chưa cần bổ sung canxi. Thai phụ nên lưu ý điều này trong quá trình chọn những sản phẩm dinh dưỡng thích hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Facebook
Twitter
LinkedIn