1. Kinh nguyệt sau sinh khác nhau ở mỗi chị em
Sau sinh bao lâu có kinh – Không có một quy luật nào đúng hoàn toàn với thể trạng của tất cả phụ nữ. Bởi vì thời gian đèn đỏ xuất hiện rất khác nhau ở mỗi chị em. Thế nên bạn đừng lo khi thấy kinh nguyệt sau sinh của mình khác so với người khác.
Có nhiều phụ nữ, khi sinh em bé xong mất rất nhiều thời gian sau đó, kỳ đèn đỏ mới xuất hiện. Và cũng nhiều người, kinh nguyệt sau sinh xuất hiện khá sớm trong giai đoạn cho con bú. Điều này rất bình thường, tùy thuộc vào thể trạng, quá trình cho con bú và môi trường sống của bạn.
Ngoài ra, chỉ một phần nhỏ chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường như trước khi sinh em bé. Thế nhưng không thể chắc chắn bởi vì quá trình này không phải luôn giống nhau ở mỗi phụ nữ.
2. Kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào cách bạn cho con bú
Thông thường, nếu bạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì nguyệt san sẽ xuất hiện sau tháng thứ 6 hoặc có thể muộn hơn. Ngược lại, nếu bạn cho con bú ngoài hoặc bú sữa mẹ không hoàn toàn, kinh nguyệt sẽ trở lại từ 3-6 tuần sau sinh.
3. Vậy sau sinh bao lâu có kinh và kinh nguyệt sau sinh xảy ra như thế nào?
Giai đoạn sau sinh, thời kỳ cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số thay đổi nội tiết làm mất cân bằng giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Đó có thể là chu kỳ kinh nguyệt không đều hay thậm chí không có kinh. Thay đổi nội tiết làm cho hoạt động của hệ thống hạ đồi, tuyến yên, buồng trứng thay đổi.
Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng mà chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hoặc ngắn hơn.
- Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài từ 21-35 ngày
- Số ngày hành kinh nhỏ hơn 7 có thể được coi là bình thường.
Tuy nhiên, kể từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với những bà mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với bà mẹ con bú) mà chưa thấy kinh nguyệt trở lại, bạn nên đến bệnh viện tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử trí kịp thời.
4. Nguyên nhân chậm kinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh nguyệt sau sinh.
- Do sốt xuất huyết sau sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết,..
- Những áp lực, lo lắng dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng kinh nguyệt ở bà mẹ.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Hội chứng đa nang
- Tiền mãn kinh, mãn kinh sớm đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt
Chính vì thế, khi có biểu hiện rối loạn, bạn nên đi khám để tìm ra phương hướng giải quyết. Ngoài ra còn bổ sung những dưỡng chất để đảm bảo một chế độ ăn hợp lý sau sinh. Cuối cùng là đảm bảo một tâm trạng vui vẻ, một sức khỏe tốt để mẹ khỏe, cả nhà vui.