Siêu âm tim thai là xét nghiệm theo dõi tình trạng của tim thai và những yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi. Những thai phụ bị bệnh tiểu đường, hay tiếp xúc với hóa chất,.. nên tiến hành siêu âm tim thai để phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở bé.
1. Siêu âm tim thai là gì?
Siêu âm tim thai là loại siêu âm đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim mạch. Xét nghiệm này được các chuyên gia khuyến cáo nhằm phát hiện ra những dị tật tim bẩm sinh nặng từ đó có cách điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật siêu âm tim thai có thể phát hiện ra khả năng dị tật bẩm sinh trong thai kỳ với tỷ lệ chính xác cao. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một lớp gel đặc biệt lên bụng bạn. Tiếp theo, bác sĩ dùng một thiết bị cầm tay di chuyển trên da để truyền hình ảnh của thai nhi lên màn hình.
Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Các thiết bị sẽ gửi sóng âm thanh thông qua cơ thể, sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Vì vậy, trong quá trình siêu âm, bạn có thể nghe được nhịp tim đập của bé.
2. Thời điểm siêu âm tim thai
Đa số các trường hợp tim thai xuất hiện ở tuần thai thứ 6 – 8. Bằng phương tiện siêu âm hiện đại, vào thời điểm này, các bác sĩ đã có thể nghe thấy tim thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tim thai xuất hiện muộn ở tuần thai thứ 8 – 10. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ và sự phát triển của phôi thai. Vì vậy trong những giai đoạn đầu, người mẹ cần theo dõi chặt chẽ thể trạng của mình, nếu có dấu hiệu bất thường cần báo với bác sĩ để kịp thời điều trị.
Vào thai nhi 12 tuần tuổi, khi tam cá nguyệt thứ nhất kết thúc, tim thai gần như hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Đến cuối tuần thai thứ 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Ở giai đoạn này, tim thai đã có thể bơm khoảng 24 lít máu/ ngày.
Từ tuần thai thứ 20 trở đi, tim thai đập mạnh mẽ hơn. Lúc này, việc dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập của thai càng to chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường.
[lo_irp post=’525′]
3. Tim thai bao nhiêu là bình thường?
Sự gia tăng về kích thước và khối lượng của tim thai phụ thuộc vào sự phát triển của thai nhi. Thông thường nhịp tim của thai có thể dao động từ 120 – 160 lần/ phút. Những khi bé có nhiều chuyển động trong bụng mẹ, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/ phút.
Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập nhanh hơn. Nhịp đập của thai nhi càng to chứng tỏ rằng thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thế nhưng, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/ phút, thai phụ cần đến bệnh viên để kiểm tra sức khỏe. Đây có thể là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp nguy hiểm trong bụng mẹ.
Theo những kinh nghiệm dân gian, nhịp tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai đập dưới 140 nhịp/ phút, thai nhi có khả năng là con trai. Mặt khác, nếu nhịp tim đập trên 140 lần/ phút, khả năng thai nhi là con gái sẽ cao hơn. Vì vậy, nhiều người mẹ thường dựa vào nhịp tim để sự đoán giới tính của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể về điều này.
4. Những điều cần chú ý để có nhịp tim thai khỏe mạnh
Đầu tiên, người mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như:
- Chất đạm có trong thịt, cá, các thực phẩm ché biến từ sữa bò, các loại đậu, ngũ cốc, bánh mì
- Chất béo trong bơ, cá, dầu olive giúp thúc đẩy phát triển tế bào não, hấp thu các vitamin A, D, E và K hiệu quả
- Các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh của thai nhi như sắt, canxi, acid folic và DHA.
Bên cạnh việc theo dõi tim thai, thăm khám khi có dấu hiệu bất thường, thai phụ nên hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Bạn cần tạo cho mình không gian thoải mái, giữ tinh thần hứng khởi để chào đón bé yêu của mình.