Sử dụng các loại thuốc quá liều có thể dẫn đến dị dạng ở thai nhi

Bất kỳ loại thuốc nào được hấp thụ vào cơ thể của thai phụ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần nắm vững các nguyên tắc sử dụng thuốc, dù đó là vitamin hay thuốc trị bệnh.

[lo_irp post=’103879′]

Nhiều bà mẹ vẫn còn nghĩ rằng sử dụng vitamin bổ sung dưới dạng thuốc là hoàn toàn có lợi cho thai nhi. Tuy nhiên, các loại vitamin nếu được bổ sung một cách quá nhiều và không theo chỉ định của bác sĩ sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thậm chí, thuốc có thể khiến thai chết lưu hoặc bị dị tật nếu mẹ sử dụng không khoa học.

1. Cẩn trọng trong việc sử dụng vitamin trong thời gian mang thai

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này nếu thai phụ uống quá nhiều vitamin sẽ gây hại rất lớn tới thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng chính là lúc các chị em có thể vẫn còn chưa biết mình đã mang thai.

Một số loại vitamin sử dụng quá liều có thể gây tác hại sau:

Vitamin C rất cần thiết cho sức đề kháng của phụ nữ mang thai. Đặc biệt trong thời kỳ này, phụ nữ có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Tuy nhiên, uống quá liều vitamin C trong thời gian dài sẽ làm đứt nhiễm sắc thể của thai nhi dẫn đến sảy thai.

Sử dụng vitamin quá liều gây hại cho thai nhi
Thai phụ không nên sử dụng vitamin quá liều (ảnh minh họa)

Sử dụng vitamin A quá nhiều có thể khiến thai nhi bị di tật bẩm sinh như:

  • Dị dạng tai ngoài
  • Hở hàm ếch
  • Khiếm khuyết ở tim
  • Não phát triển không bình thường
  • Dị dạng bộ xương
  • Hệ thống tiết niệu và sinh sản không hoàn thiện
  • Hở vòm họng cứng

Do đó, thai phụ và phụ nữ sắp mang thai không được dùng vitamin A quá 8000 IU/ ngày. Mức vitamin A cần thiết cho phụ nữ mang thai là 1.232 IU/ ngày.

[lo_irp post=’103996′]

Vitamin E được sử dụng quá liều sẽ khiến đại não của thai nhi phát triển không bình thường.

Bổ sung vitamin D quá nhiều sẽ dẫn đến việc động mạch chủ và hàm răng của bé phát triển không đầy đủ.

2. Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc như cách trị ốm nghén khi mang thai

Thời kỳ đầu mang thai, một số thai phụ có phản ứng thai nghén rất dữ dội như buồn nôn, nôn mửa, không ăn được gì. Để giúp kiểm soát cơn ốm nghén của thai phụ, các bác sĩ có thể cho phép họ uống một lượng nhỏ vitamin B6.

Dù vậy, thai phụ uống quá nhiều vitamin B6 trong một thời gian dài sẽ rất có hại cho thai nhi. Lượng vitamin B6 cần thiết cho thai nhi chỉ nằm trong 1 – 2 g mỗi ngày. Thức ăn hằng ngày của mẹ cũng đã đủ cung cấp lượng B6 này.

Dư vitamin B6 khiến thai nhi bị ỷ lại vào nguồn vitamin của mẹ
Vitamin B6 có thể dùng để trị ốm nghén khi mang thai (ảnh minh họa)

Nếu được bổ sung quá mức vitamin B6 cần thiết, thai nhi sẽ ỷ lại vào nguồn chất này từ mẹ. Sau khi ra đời, nguồn B6 không còn dồi dào như trước có thể khiến trẻ dễ xuất hiện những biến chứng như:

  • Phấn chấn, khóc không dứt
  • Dễ sợ hãi, run rẩy
  • Đôi lúc ngất lịm
  • Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ giảm trí lực.

3. Sử dụng thuốc chống viêm trong thời gian mang thai như thế nào?

Việc bị viêm nhiễm trong thời gian mang thai có thể xảy ra và bắt buộc phải dùng thuốc. Các thuốc chống viêm sử dụng trong thời gian này có thể khiến kéo dài thời gian mang thai.

Thuốc chống viêm có thể kéo dài thời gian mang thai
Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc chống viêm trong trường hợp cần thiết (ảnh minh họa)

Các loại thuốc chống viêm như Aspirin, Indomethacin được cơ thể người lớn hấp thụ khá nhanh. Ngược lại, cơ thể của trẻ bài tiết chậm hơn nhiều. Lượng thuốc tồn tại nhiều trong cơ thể thai nhi quá lâu khiến trẻ bị nhiễm độc.

Vì vậy, phụ nữ bị viêm nhiễm trong thời gian mang thai bắt buộc phải dùng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc chống viêm với liều nhỏ và không uống trong thời gian dài.

Facebook
Twitter
LinkedIn