Thời gian đầu, mức độ progesterone tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ phôi thai phát triển. Điều này dễ làm chậm quá trình tiêu hóa khiến thức ăn tích tụ trong dạ dày dẫn đến buồn nôn, khó chịu. Có một số cách để dịu bớt những cơn ốm nghén như thế.
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong quá trình mang thai. Khi cảm thấy đói, phụ nữ mang thai dễ cảm thấy buồn nôn hơn. Vì vậy, bạn nên bắt đầu với chế độ chia nhỏ bữa ăn. Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không đầy. Ngoài ra, bạn cũng nên uống một ly sữa nóng trước khi ngủ. Điều này giúp bạn trung hòa axit trong dạ dày, ngủ ngon hơn và không bị thức dậy bởi tình trạng ốm nghén suốt đêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vặt một món nào nó như một chiếc bánh quy hoặc bánh mì. Điều này giúp bạn quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức. Đồng thời, bánh quy chứa nhiều carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên khi ăn chúng vào lúc đói có thể hấp thu acid thừa trong dạ dày. Điều này giúp người mẹ không còn tình trạng ợ chua và buồn nôn.
Hãy tránh những loại thực phẩm nhiều chất béo, cay và có mùi tanh. Những thực phẩm này thường gây khó tiêu và dễ khiến bạn buồn nôn. Bên cạnh đó, rượu bia không giành cho phụ nữ mang thai. Các chất có cồn không chỉ làm tình trạng buồn nôn trở nên trầm trọng mà còn có khả năng khiến dị tật thai nhi.
2. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước không chỉ giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống mà còn là phương thức đơn giản cho việc khắc phục nôn mửa. Bạn chỉ cần uống 1 ly nước mỗi giờ đã có thể giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Đồng thời, cơ thể phụ nữ mang thai cần rất nhiều nước cho bào thai nên việc uống nhiều nước có ích cho cả thai nhi lẫn thai phụ.
Khi uống, bạn nên chú ý uống từng ngụm nhỏ. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt.
3. Bổ sung thêm vitamin B6
Vitamin B6 là một trong những loại vitamin nhóm B có khả năng làm cân bằng hệ tiêu hóa. Vì thế, loại vitamin này rất tốt trong việc trong việc chữa ốm nghén. Đồng thời, vitamin B6 cũng không hề gây hại cho thai nhi và đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai.
Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như bơ, chuối, cá và các loại hạt. Bạn có thể sử dụng 25mg vitamin B6 vào 3 lần/ ngày để giảm buồn nôn hiệu quả. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai không nên sử dụng vitamin B6 quá nhiều mà cần uống theo liều lượng nói trên. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.
4. Dành thời gian ngủ trưa
Việc ngủ trưa là một trong những điều cần làm khi mang thai. Ngủ trưa không chỉ giúp người mẹ giảm thiểu căng thẳng, buồn nôn mà còn bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.
Bạn nên lựa chọn tư thế nằm thoải mái trên giường, kê gối ở hai chân cao hơn so với phần đầu. Điều này giúp hạn chế việc sưng, phù chân do máu không thể lưu thông được. Tư thế ngủ tối ưu nhất dành cho thai phụ là nằm nghiêng về phía bên trái và dùng gối nhỏ đỡ bụng bầu.
[lo_irp post=’101524′]
5. Sử dụng gừng
Gừng có tác dụng kiểm soát và làm giảm triệu chứng buồn nôn cho phụ nữ mang thai thời kỳ đầu. Những chất có trong gừng sẽ giúp làm dịu, củng cố hệ tiêu hóa và giảm việc tiết acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, mùi thơm của gừng cũng lấn át những mùi hương khó chịu khác.
Để khắc phục những cơn ốm nghén, bạn có thể nhai gừng trực tiếp từ 2 đến 3 lần/ ngày. Bên cạnh đó, uống trà gừng, sử dụng gừng tươi xay nhuyễn pha với mật ong vào buổi sáng cũng là những cách hay giúp giảm các triệu chứng buồn nôn.