Trẻ sơ sinh khi bị sởi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn cần quan tâm và tìm hiểu về căn bệnh này để đề phòng và chăm sóc cho trẻ.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sởi
Bệnh sởi do một loại virut có tên rubeola gây ra. Khi ai đó bị nhiễm bệnh hắc hơi hoặc ho, nước bọt chứa loại virut này sẽ truyền ra không khí hoặc trên bề mặt nào đó. Đặc biệt, virut rubeola có thể sống trong không khí đến hai giờ.
Vì thế, nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường này sẽ bị nhiễm bệnh. Hoặc khi bé chạm vào da của người bị bệnh sởi cũng sẽ bị lây bệnh. Khi bạn phát hiện con mình bị phơi nhiễm bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 3 ngày.
2. Dấu hiệu trẻ đã mắc bệnh sởi
Các đốm đỏ sẽ xuất hiện sau tai, cổ và mặt của trẻ. Sau đó, nó sẽ phát triển và nổi khắp cơ thể khiến trẻ bị ngứa, đau nhức các cơ bắp. Những dấu hiệu dưới đây sẽ hiện diện trước ba đến bốn ngày khi trẻ bị nổi các đốm đỏ.
- Khi bé bị ho hoặc chảy mũi, đa số các bậc phụ huynh luôn tìm cách chữa ho cho trẻ bằng những phương pháp dân gian. Nhưng nếu sau khi áp dụng những cách ấy mà bệnh của trẻ vẫn không thuyên giảm. Bạn nên cân nhắc lại vì có thể đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi.
- Trẻ sốt cao khoảng 38 độ. Trường hợp này bạn nên tìm cách hạ sốt tự nhiên cho trẻ sơ sinh. Nếu sau ba ngày bị sốt, trẻ bắt đầu phát ban đỏ thì chắc chắn đây chính là dấu hiệu của bệnh sởi.
- Mắt của trẻ bị sưng đỏ lên. Kèm theo đó xuất hiện những vết trắng, nhỏ trong miệng.
[lo_irp post=’716′]
3. Cách điều trị bệnh sởi cho trẻ
Không có cách điều trị nào tốt nhất cho con bạn khi bị sởi bằng đưa nó đến bệnh viện. Vì các bác sĩ sẽ biết cách chăm sóc và điều trị cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất. Hơn nữa, sởi là do virut gây ra nên không thể tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh thông thường.
Kèm theo việc đưa trẻ đến bệnh viện, bạn có thể áp dụng những cách sau đây trong việc chăm sóc trẻ:
- Bổ sung thật nhiều nước cho trẻ. Uống nhiều nước không những là một trong các nguyên tắc ăn uống giúp khỏe mạnh mà còn rất có lợi cho trẻ khi bị sởi. Bạn có thể cho trẻ bú thường xuyên hoặc cho bé uống sữa công thức pha sẵn.
- Bạn hãy đặt một tô nước ấm trong phòng để nhiệt độ ấm áp hơn sẽ khiến bé dễ chịu.
- Đối với trẻ đã 1 tuổi hoặc hơn, bạn có thể cho bé uống chanh mật ong để giảm ho. Bạn chỉ cần pha nước chanh và mật ong theo tỉ lệ 1:2. Sau đó, thêm một ít nước ấm rồi cho trẻ uống.
- Đồng thời, bạn nên cách ly trẻ với những đứa trẻ khác ít nhất bốn ngày khi bị phát ban.
4. Làm thế nào để ngăn chặn virut phát triển khi trẻ đã bị phơi nhiễm sởi
Nếu con bạn chưa được chích ngừa bệnh sởi nhưng đã bị phơi nhiễm với virut sởi. Đừng lo! Chúng ta vẫn có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Đối với trẻ nhỏ hơn sáu tháng tuổi và người mẹ chưa từng bị sởi thì có thể tiêm globulin để miễn dịch.
- Nếu con bạn lớn hơn sáu tháng và đã bị phơi nhiễm virut sởi, trẻ có thể được chủng ngừa MMR sớm hơn tuổi thông thường là 13 tháng. Điều này cũng áp dụng nếu có dịch bệnh sởi trong khu vực của bạn và ngăn cho virut phát triển.
- Hãy nhớ rằng ngay cả khi con bạn đã được chủng ngừa MMR sớm, trẻ vẫn cần phải được tiêm vào tháng 13 và liên tục từ 3 năm đến 5 năm.