Phát hiện viêm ruột thừa trong thai kỳ và cách xử lý

Mọi bất lợi liên quan đến sức khỏe của người mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Viêm ruột thừa là một trong số đó.

Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột thừa trong thai kỳ

Khả năng bị viêm ruột thừa của phụ nữ khi mang thai không tăng lên nhưng tỷ lệ vỡ ruột thừa tăng 2-3 lần trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xuất hiện thường không điển hình. Ruột thừa có thể ở vị trí khác so với thông thường khi người phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, rất khó chẩn đoán chứng viêm ruột thừa xuất hiện trong thai kỳ.

Cần phát hiện sớm bệnh viêm ruột thừa trong thai kỳ
Một số triệu chứng viêm ruột thừa có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác trong thai kỳ (ảnh minh họa)

Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, nhất là có dấu hiệu đau bên hố chậu hay hạ sườn phải, nôn ói, ăn không ngon. Khi mới bị viêm, thân nhiệt và mạch của thai phụ vẫn bình thường.

3 tháng đầu mang thai, hiện tượng nôn do viêm ruột thừa có thể bị nhầm với nôn do ốm nghén.

Ảnh hưởng của bệnh viêm ruột thừa đến người mẹ và thai nhi

Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa viêm vỡ mủ có thể dẫn đến viêm phúc mạc. Lúc này, khả năng tử vong của người mẹ tăng cao. Biến chứng sau vỡ ối có thể là vô sinh, thai ngoài tử cung.

Tỉ lệ sinh non vào khoảng 13 – 25% ở các bệnh nhân có thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Viêm ruột thừa có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng sơ sinh lúc đẻ.

Biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Nếu không chữa trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi (ảnh minh họa)

Vì vậy, cần chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Điều trị và chăm sóc thai phụ bị viêm ruột thừa

Không dễ dàng để quyết định và tiến hành phẫu thuật ruột thừa ở phụ nữ mang thai. Trước khi mổ, bác sĩ phải tiến hành thăm khám cẩn thận tử cung và các cơ quan khác.

Phẫu thuật viêm ruột thừa sẽ khó khăn hơn cho bà bầu
Tiến hành mổ ngay khi phát hiện viêm (ảnh minh họa)

Tiến hành mổ trong vòng 36 tiếng ngay khi phát hiện viêm ruột thừa cấp để không xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, các đặc điểm phẫu thuật ruột thừa cũng thay đổi do tình trạng của phụ nữ mang thai phức tạp hơn rất nhiều so với trường hợp thông thường.

[lo_irp post=’103703′]

Phòng tránh các biến chứng của viêm ruột thừa trong thai kỳ như thế nào?

Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra. Nên kiểm tra ngay nếu có dấu hiệu đau bụng trong thai kỳ. Nhất là đau bên hố chậu hoặc hạ sườn phải.

Chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp ích cho đường tiêu hóa để tránh nguy cơ viêm ruột thừa.

Bổ sung chất xơ giúp làm sạch tạp chất trong ruột. Một số loại trái cây vừa bổ sung chất xơ, vừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: việt quất, mâm xôi, lê, táo, chuối, đu đủ, xoài…

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng có thể phòng được các nhiễm trùng đường ruột
Bổ sung chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa (ảnh minh họa)

Các loại rau họ cải có thể giúp trung hòa độc tố trong ruột. Rau có màu xanh sẫm, các loại đậu cũng là nguồn cung cấp chất xơ hữu ích.

Một số loại thực phẩm kháng khuẩn và chống viêm như:

  • Nghệ (tác dụng giảm viêm ruột thừa và thuyên giảm cơn đau)
  • Chanh (giúp giảm đau và điều trị chứng khó tiêu, táo bón)
  • Tỏi (làm tăng khả năng miễn dịch, giảm viêm và làm dịu cơn đau)
  • Gừng (giảm triệu chứng buồn nôn, ói mửa)
  • Húng quế (làm dịu cơn đau và giảm sốt, giảm sưng).
Facebook
Twitter
LinkedIn