Đừng để chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của bạn

Vụ án người mẹ trẻ giết hại con mình ngay sau khi dứt ruột sinh ra được 33 ngày đang làm dư luận xôn xao. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất về chứng trầm cảm sau sinh.

Để có biện pháp khắc phục tình trạng trầm cảm sau sinh, chúng ta nên biết rõ nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó lên tâm sinh lý của người mẹ.

[lo_irp post=’685′]

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ chịu những sự tác động tất yếu như sau:

    • Hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng gây giảm nhịp tim, giảm tạo máu và thân nhiệt. 
    • Đồng thời, thể tích máu thay đổi dẫn đến sự thay đổi về huyết áp.

Sự thay đổi sinh lý bên trong có thể thấy được qua những biểu hiện bên ngoài như: mệt mỏi, tăng cân, da tóc khô, khó tập trung.

Bên cạnh đó người mẹ còn phải đối mặt với những vấn đề khác từ môi trường sống như:

  • Áp lực chăm sóc con
  • Vấn đề tài chính
  • Mâu thuẫn trong gia đình
  • Thiếu sự quan tâm của người thân…
Trầm cảm sau sinh là hậu quả của một chuỗi những nguyên nhân.
Đừng để chứng trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của bạn

Tất cả những điều  trên gây nên một phản ứng dây chuyền dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh

Nhận biết chứng trầm cảm qua biểu hiện bên ngoài

Chúng ta dễ dàng nhận thấy người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh qua những biểu hiện như sau:

  • Hoảng hốt với những sự việc xảy ra hàng ngày và khó mà bình tĩnh được.
  • Căng thẳng và khó thư giản, nhiều lúc cảm thấy như muốn nổ tung ra.
  • Bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Cảm thấy tội lỗi như thể chính mình sẽ là mối nguy hại cho gia đình và cho đứa bé.
  • Khó tập trung về một vấn đề nào đó. Cảm thấy trí nhớ kém và không suy nghĩ như bình thường được.
  • Rất khó ngủ, có thể thức cả đêm. Giấc ngủ không liên tục. Hay thức giấc lúc nửa đêm, có thể gặp ác mộng và không ngủ lại được.
  • Mất ham muốn tình dục

Người mẹ trầm cảm ở mức độ nặng có thể có ảo giác, không thể tự kiểm soát hành vi, thậm chí sẽ nghĩ đến việc tự sát.

Cách phòng tránh và khắc phục chứng trầm cảm sau sinh

Về mặt sinh lý, các bác sĩ có thể giúp người mẹ bổ sung và cân bằng các hormone trong cơ thể. Họ sẽ chỉ định những loại thuốc chống trầm cảm phù hợp cho tình trạng thể lực của người mẹ.

Về mặt tâm lý, phụ nữ sau sinh cần được người thân quan tâm nhiều hơn để giảm bớt những nỗi lo đang hình thành trong tư tưởng của họ. Lúc này, người phụ nữ rất sợ cô đơn và sự lạnh nhạt. Hãy bảo bọc họ nhiều hơn và đừng để họ phải chăm sóc con một mình.

Đừng để người phụ nữ phải chăm sóc con một mình
Hãy quan tâm và chia sẻ với người phụ nữ nhiều hơn để họ vượt qua được chứng trầm cảm sau sinh

Người phụ nữ cũng nên có những hiểu biết về hội chứng này và xem nó như một vấn đề bình thường mà bà mẹ nào cũng sẽ vượt qua được. Để từ đó, họ hướng đến những suy nghĩ tích cực hơn.

Đừng để những dòng cảm xúc tiêu cực đánh gục mình. Trong việc chăm sóc con, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân và nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt mỏi. Ăn uống đủ chất để tránh bị tụt đường huyết và khiến cho bệnh nặng hơn.

Để tránh tình trạng này,  ngay từ đầu, người mẹ nên chuẩn bị một nền tảng vững chắc về mặt tâm lý, sinh lý và tài chính trước khi mang thai.

Facebook
Twitter
LinkedIn