Đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh hoàn toàn phục thuộc vào sự chăm sóc của bố mẹ. Vì vậy, hiểu được đặc điểm của bé ở từng giai đoạn, bố mẹ có thể giúp bé phát triển tốt nhất.

Sự phát triển thể chất.

Lúc này, bé phát triển thể chất rất nhanh. Khi nằm ngửa, bé sẽ nhấc đầu và vai lên khi bạn muốn kéo bé lên. Đây là bài tập tốt để tăng cường cơ cổ của bé. Động tác này sẽ giúp bé kiểm soát phần đầu cần thiết để ngồi dậy.

Trẻ vẫn đang thực hiện những bài tập để các cơ phát triển
Trẻ 4 tháng tuổi đã có sự phát triển về thể chất mạnh mẽ về thể chất (ảnh minh họa)

Tập cho bé quen dần với hướng tác động của bạn, bé sẽ biết điều chỉnh cổ và đầu cho phù hợp theo sự chuyển động của cơ thể. Đây cũng là lúc xương sống bé đã đủ sức để giúp bé tự ngồi được. Như vậy, tay của bé đã có thể tự do xoay trở và cầm nắm đồ vật mà bé muốn.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Ở tuần thứ 16, ngôn ngữ của trẻ là một chuỗi những âm thanh chưa tròn chữ. Bé cũng sẽ lặp lại chuỗi âm thanh đó một thời gian như là cách để hoàn thiện một kỹ năng.

Trẻ cần luyện tập kỹ năng này trong thời gian dài
Vùng ngôn ngữ của bé vẫn đang trong giai đoạn thu thập dữ liệu (ảnh minh họa)

Thực hành “lên tiếng” và luyện tập phát âm ngay từ bây giờ chính là nền tảng để trẻ biết nói trong thời gian tới. Bé rất chăm học. Bé sẽ quan sát khẩu hình của bạn khi nói và sẽ bắt chước theo để phát âm các phụ âm như “m” “b”.

Thiết lập thói quen ngủ cho bé.

Hãy giúp bé ngủ ngon bằng một số hoạt động tương tác trước khi đi ngủ. Thứ tự các hoạt động có thể như sau:

  • Vệ sinh, thay tã cho bé
  • Chúc người thân trong nhà ngủ ngon
  • Hát hoặc đọc sách trong khi cho bé bú.
  • Đặt bé xuống nôi để bé chìm vào giấc ngủ.
Tập cho trẻ ngủ theo giờ giấc nhất định
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh (ảnh minh họa)

Các thành viên trong gia đình có thể luân phiên làm những việc này để tạo mối liên kết với bé.

Sự phát triển tư duy của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Tuần này, trẻ bắt đầu chú ý đến đôi bàn tay của mình. Mặc dù đã có thể nhìn thấy từ khi mới sinh ra nhưng trẻ cũng phải mất ngần ấy tuần để bắt đầu chú ý đến bàn tay của chính mình. Hành động này sẽ kéo dài từ tuần 12 đến tuần 16.

Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 24, mắt của trẻ di chuyển khắp phòng để quan sát các sự vật xung quanh. Nếu bạn dùng một mẫu đồ chơi và di chuyển chậm trước mắt bé, bé sẽ di chuyển mắt thay vì di chuyển đầu để dõi theo mẫu đồ chơi đó.

Tu duy của bé phát triển không ngừng qua ngày tháng
Bé dõi theo và nắm giữ những món đồ chơi (ảnh minh họa)

Đây cũng là lúc bé tập cho mình kỹ năng để bảo vệ mắt. Nếu chẳng may bé bị ném đồ chơi vào mặt, bé không có khả năng né đi nơi khác. Điều duy nhất bé có thể làm là chớp mắt liên tục để giảm tổn thương nơi mắt.

Facebook
Twitter
LinkedIn