Sinh con dưới nước là quá trình người mẹ thực hiện việc sinh nở trong một bồn nước ấm. Thai nhi đã sống trong môi trường nước ối suốt 9 tháng. Vì vậy, được sinh ra trong một môi trường tương tự sẽ giúp em bé không quá bỡ ngỡ. Đồng thời, người mẹ cũng được giảm những đau đớn về mặt vật lý.
Những lợi ích của mẹ khi sinh con dưới nước
- Nước ấm trong bồn sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu và thư giãn hơn
- Sức nước có thể hỗ trợ thêm sức lực cho người mẹ.
- Lực đẩy của nước giúp người mẹ dễ di chuyển và thay đổi vị trí trong khi sinh.
- Môi trường nước làm giảm cảm giác đau từ các cơn co thắt của tử cung.
- Áp lực trong nước cũng làm cân bằng huyết áp của mẹ. Hạn chế tình trạng tăng huyết áp do quá lo lắng.
- Nước làm giảm các hocmone gây căng thẳng. Điều này giúp cơ thể người mẹ sản sinh ra chất endorphin giảm đau.
- Người thân có thể bên cạnh hỗ trợ sản phụ khi thực hiện sinh tại nhà. Môi trường riêng tư và ấm cúng khiến sản phụ bớt căng thẳng.
Lợi ích cho trẻ sơ sinh
- Tạo được môi trường tương tự như môi trường nước ối mà bé đã rất quen thuộc, giúp bé dễ thích nghi hơn.
- Giảm bớt áp lực cho người mẹ chính là tăng độ an toàn cho bé lúc chào đời.
- Ở trong nước, bé cũng không phải chịu áp lực của âm thanh, ánh sáng ngay khi vừa sinh ra.
- Bé sẽ vẫn thở bình thường bằng oxy từ nhau thai truyền tới.
Lưu ý khi sinh con dưới nước
Bệnh herps lây truyền rất dễ trong môi trường nước. Vậy nếu bạn có mắc loại bệnh này, không nên sinh con trong bồn nước, sẽ dễ lây cho con.
Sinh con dưới nước chỉ nên là lựa chọn của những bà mẹ có sức khỏe tốt. Những trường hợp không nên chọn cách sinh con dưới nước:
- Mang nhiều thai cùng lúc.
- Thai nhi ngôi ngược, nhịp tim thai không ổn
- Mẹ bị cao huyết áp
- Xảy ra các vấn đề về nhau thai
Sinh con dưới nước có thể làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài. Bạn rất có thể sẽ bị chuột rút, đặc biệt là khi bồn tắm quá nhỏ.
Nếu mẹ ngâm mình quá lâu trong nước sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước, do đó, phải bù nước liên tục.
Bạn có thể bắt đầu chảy nhiều máu nhưng do đang ngâm mình trong nước nên bác sĩ khó xác định được tình huống này. Có thể gây nguy hiểm vì không xác định được mất bao nhiêu máu.
Em bé sinh dưới nước có nguy cơ về đường hô hấp, đứt dây rốn và nhiễm trùng. Nên hết sức cẩn trọng để đảm bảo bé không hít phải nước trong những nhịp thở đầu tiên.
Cần chuẩn bị gì khi quyết định sinh con dưới nước
Phương pháp sinh con dưới nước vẫn còn khá lạ lẫm ở Việt Nam. Nếu bạn muốn trải nghiệm sinh con bằng phương pháp này, bạn nên tìm một bác sĩ hộ sinh có kinh nghiệm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi
Hỏi ý kiến bác sĩ về mong muốn của mình và đề nghị được giúp đỡ trong suốt quá trình sinh con dưới nước. Không nên tự ý sinh theo cách này tại nhà mà không có chuyên gia theo dõi.
Chuẩn bị bồn sinh đủ rộng để tránh tình trạng chuột rút. Nước sạch và luôn được giữ ấm. Sử dụng đúng loại bồn chuyên dụng, sao cho nó vô khuẩn và duy trì được nhiệt độ của nước ở mức độ 33 – 35 độ C.