Ngôi thai là gì? Thế nào là ngôi thai đầu?
Trả lời:
Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi đi vào khung xương chậu của người mẹ. Phần này sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai được chia làm 3 dạng: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang.
Thai nhi ngôi đầu là ngôi thai mà vị trí đầu thai hướng về âm hộ mẹ, mông thai hướng về ngực mẹ. Với ngôi thai đầu, vị trí của bé còn được chia thành 3 dạng:
- Ngôi chỏm là lúc đầu bé cúi nhiều nhất
- Ngôi thóp trước hay ngôi trán là lúc bé ngửa đầu nhiều
- Lúc ngửa nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước là ngôi mặt.
Tuy nhiên, hầu hết các cuộc vượt cạn theo ngôi thai đầu đều là ngôi chỏm.
[lo_irp post=’100966′]
Tại sao nói đây là thai nhi ngôi đầu thuận lợi cho việc sinh nở?
Trả lời:
Thai nhi ngôi đầu được coi là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Ở vị trí này, khi tử cung mẹ mở ra trong quá trình sinh, bé con dễ dàng lọt lòng hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá xem đầu bé có thể thoát ra hay không? Từ đó lựa chọn quyết định sinh thường hay sinh mổ.
Đến tuần thứ bao nhiêu thì ngôi thai mới cố định?
Trả lời:
Theo các bác sĩ, ngôi thai cố định vào khoảng thời gian từ tuần 34-37. Vì trong thời gian này, thai nhi đã lớn khiến không gian trong tử cung chật lại, bé sẽ nằm một vị trí cố định đến lúc sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ mang thai con đầu lòng, khoảng thời gian ổn định ngôi thai là vào tuần 35. Nếu mẹ mang thai con thứ hai trở đi, thời gian bé quay đầu có thể vào tuần 37. Thực tế không có thời gian chính xác để khẳng định. Bởi lẽ cũng có nhiều bé quay đầu sớm hoặc muộn hơn hai mốc này.
Để thai nhi quay đầu dễ dàng, mẹ nên làm gì?
Trả lời:
Một số tư thế của mẹ đầu giúp thai nhi thuận lợi quay đầu:
- Luôn ngồi ở tư thế đầu gối thấp hơn hông. Khi ngồi ô tô, mẹ bầu nên kê thêm một miếng đệm.
- Tránh trường hợp ngồi nhiều. Mẹ có thể thay đổi nhiều tư thế, siêng vận động nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều
- Mẹ nên thực hiện mỗi ngày 10 phút động tác bò bằng 4 chân. Tư thế này giúp bé dần di chuyển phần gáy về phía bụng, tránh tình trạng ngôi thai sau.
- Việc mẹ nằm nghiêng khiến bé dễ dàng quay đầu xuống phía hông hơn nằm ngửa.
- Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, vận động nhẹ nhàng tay chân.
- Những lúc thai nhi cố gắng xoay trở mình, mẹ nên thư giãn nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới
Khi thai nhi không xoay đầu, mẹ phải làm gì?
Trả lời:
Theo kinh nghiệm dân gian, khi thai nhi không xoay đầu, buổi tối mẹ bầu nên gập người xuống đưa mông ở vị trí cao hơn bụng khoảng 5-10 phút. Mặc dù, cách thực hiện trên không có cơ sở khoa học nhưng không gây hại cho thai nhi lẫn thai phụ. Vì thế thai phụ cũng nên thực hiện để em bé có một sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, còn một số cách để thai nhi xoay đầu như sau:
– Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.
– Trước những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên nghiêng người về phía trước để cơn gò giúp bé đổi tướng trong quá trình bé “chui ra” bên ngoài.
– Tránh trường hợp ngồi ngửa hay nằm ngửa.
Trên đây là những hỏi đáp về thai nhi ngôi đầu. Các phụ huynh cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho lần vượt cạn sắp tới nhé!