5 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe thai nghén cho phụ nữ

Muốn có được một sức khỏe thai nghén ổn định, các bà mẹ hiện đại nên tuân thủ một số nguyên tắc khoa học. Sức khỏe thai kỳ không chỉ quan trọng đối với người mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự lớn lên và phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

1. Nguyên tắc trong lao động

Khi đã có thai, phụ nữ không nên tiếp tục tiếp xúc với một số môi trường như: môi trường xăng dầu, thuốc trừ sâu, phân bón, nhất là phân bắc. Đây là những nơi mang rất nhiều chất độc trong cả không khí và đất. Mọi chất độc tiếp xúc với cơ thể, thấm qua da và đường hô hấp đều có thể đến máu và truyền cho thai nhi.

Việc phải ngâm mình dưới nước để làm việc trong thời gian quá lâu cũng không hề tốt cho phụ nữ mang thai.

Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong khi làm việc
Phụ nữ mang thai không nên làm việc quá sức (ảnh minh họa)

Không nên để thai phụ làm việc vào ban đêm vì đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe và thải độc. Thai phụ cần được ngủ 8 tiếng vào ban đêm và nghỉ trưa khoảng 2 – 3 tiếng vào ban ngày.

Thêm nữa, lao động quá sức, gánh các vật nặng hay leo trèo trên cao sẽ là nguy cơ gây sảy thai. Khi làm việc và cảm thấy mệt, thai phụ cần được nghỉ ngơi. Không nên lao động quá sức. Những tháng cuối thai kỳ là lúc người mẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn khỏi công việc để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.

2. Nguyên tắc trong sinh hoạt

Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Từ đó, sức khỏe của thai nhi cũng chịu tác động. Cuộc sống của người mẹ được ổn định về mặt vật chất, thoải mái về tinh thần thì thai nhi cũng sẽ khỏe mạnh.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì thế, hãy chuẩn bị một phòng ngủ thật thoáng mát, sạch sẽ để có những giấc ngủ ngon.

Các động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và sức đề kháng cho người mẹ. Đi dạo hàng ngày khoảng 10 – 15 phút là cách luyện tập sức khỏe tốt và dễ thực hiện nhất.

Duy trì sinh hoạt lành mạnh
Đi bộ mỗi ngày là cách luyện tập sức khỏe dễ thực hiện (ảnh minh họa)

Để tránh nguy cơ sảy thai, phụ nữ nên hạn chế quan hệ vợ chồng trong thai kỳ. Lúc này, thai nhi còn yếu và không chịu được những tác động mạnh. Vì vậy, việc di chuyển đường xa cũng nên được hỗ trợ bởi những phương tiện ít xóc nhất.

Phụ nữ mang thai không nên xem phim, đọc truyện kinh dị hoặc gây xúc động mạnh. Cảm giác lo lắng hay buồn phiền của người mẹ cũng gây ra tác động không tốt cho thai nhi.

Những nơi tập trung đông người, ẩm thấp, chật hẹp, nhiều khói thuốc hay khói bếp đều là những nơi thiếu hụt ôxy cần thiết cho thai phụ. Không nên đến những chỗ này.

Việc đi đường xa trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ mang đến nhiều rủi ro. Vì vậy, giai đoạn này, bạn nên được giữ gìn trong một môi trường an toàn.

3. Nguyên tắc trong ăn uống

Hãy luôn nhớ, chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng cho bạn và thai nhi trong lúc này. Ăn uống đầy đủ các chất như thịt, cá, rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu đỗ. Việc kiêng khem vô lý là hoàn toàn phản khoa học.

Nên uống một ly nước ấm vào buổi sáng. Lựa chọn những món ăn dễ tiêu để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nên tránh xa các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, ôi, thiu.

[lo_irp post=’249′]

Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê, ớt, hạt tiêu…không dành cho phụ nữ mang thai.

Bất kỳ loại thuốc nào khi vào bên trong cơ thể người mẹ đều có tác động trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, thai phụ dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc, kể cả thuốc bổ hay thuốc dưỡng thai.

Không uống thuốc tẩy giun vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Chỉ sử dụng thuốc khi có toa của bác sĩ
Các loại thuốc mẹ uống đều ảnh hưởng đến thai nhi (ảnh minh họa)

4. Nguyên tắc trong việc vệ sinh thân thể

Nhiễm trùng có thể đến từ bộ phận sinh dục, vào bên trong âm đạo, đến cổ tử cung và vào trong môi trường tử cung của thai nhi. Vì vậy, việc vệ sinh bộ phận sinh dục của phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.

Vệ sinh bộ phận sinh dục ít nhất 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ. Sau khi đi đại tiện hay tiểu tiện cũng nên rửa sạch và lau khô vùng kín. Luôn giữ vùng kín khô thoáng và không có mùi hôi. Nếu thấy khí hư ra nhiều, nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Khi tắm cần chú ý không ngâm mình trong nước quá lâu và để cơ thể bị lạnh.

Từ bỏ đôi giày cao gót để làm quen với các đôi giày đế thấp và có độ bám đất cao. Việc đi lại an toàn giúp mẹ bảo vệ thai nhi khỏi những rủi ro không đáng có.

Các loại viêm nhiễm người mẹ đều có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, người mẹ cần vệ sinh răng miệng khoa học để tránh viêm nhiễm.

Phụ nữ mang thai cần tránh bị viêm nhiễm
Vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm (ảnh minh họa)

Quần áo quá chật sẽ làm cản trở sự lưu thông máu, tắc nghẽn các mạnh máu nhỏ và khiến các tế bào không được nuôi dưỡng một cách kịp thời. Vì vậy, nên lựa chọn các loại quần áo lót, quần áo không quá bó sát hay quá chật.

Trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ mang thai nên tránh các nguồn bệnh. Tránh tiếp xúc với người bệnh hay các nơi không hợp vệ sinh.

5. Bước chuẩn bị trước khi sinh

Người mẹ và trẻ sơ sinh cần môi trường thuận lợi để phục hồi và thích nghi trong những ngày sau sinh. Trong đó, dinh dưỡng và môi trường sống là điều nên đặt lên trên hết.

Sản phụ cần được cung cấp thức ăn, dinh dưỡng đầy đủ trong suốt quá trình cho con bú. Giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ. Cần phát hiện ngay các dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Chuẩn bị đầy đủ quần áo giữ ấm vào mùa đông. Không thể thiếu băng vệ sinh vô khuẩn để giữ vệ sinh vùng kín trong thời gian này.

Chuẩn bị môi trường tốt nhất cho mẹ và con
Chuẩn bị đầy đủ cho con (ảnh minh họa)

Các đồ dùng thiết yếu cho trẻ sơ sinh tã, quần áo, bao tay, vớ…cũng cần được chuẩn bị trước thật đầy đủ.

Facebook
Twitter
LinkedIn