Những cơn ho dữ dội có thể khiến bạn mất ngủ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Lúc này, phương pháp trị ho bằng các nguyên liệu thiên nhiên sẽ mang đến hiệu quả tích cực và hạn chế tác dụng phụ lên cơ thể.
1. Nước muối ấm
Muối có tác dụng sát trùng hiệu quả. Khi bị ho, bạn nên súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này giúp cổ họng bạn được sát trùng, kiềm chế những cơn ho hiệu quả.
Trường hợp bạn có những cơn ho kéo dài, bạn nên sử dụng muối hạt cùng nước ấm để súc miệng. Thực hiện mỗi ngày từ 3-4 lần, bạn sẽ thấy công dụng hiệu quả của nó.
2. Tỏi và mật ong
Một trong những cách trị ho tuyệt vời không cần thuốc là kết hợp tỏi với mật ong. Từ lâu, đây được coi là bài thuốc dân gian trị ho, sốt, cảm cúng và giảm chứng viêm họng hiệu quả. Mật ong chứa nhiều đường tự nhiên và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Trong tỏi có chứa selen, nhiều nguyên tố vi lượng và chất kháng sinh acillin với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 3-5 tép tỏi, 3 thìa mật ong
- Tiến hành: Tỏi đem bóc vỏ rồi giã nhuyễn. Cho mật ong và tỏi vào và hấp cách thủy khoảng 10 phút. Cuối cùng bạn chắt lấy phần nước.
- Uống mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cafe.
Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng công thức này, các cơn ho sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, sức đề kháng của bạn cũng được tăng cường nhanh chóng.
3. Tắc mật ong
Như đã nói ở trên, mật ong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Trong quả tắc chứa chiều tinh dầu, đường và các vitamin chống viêm, long đàm, tăng sức đề kháng, giảm ho hiệu quả. Chưng tắc với mật ong là bài thuốc chữa ho trong dân gian tuyệt vời, nhất là cho các em bé.
Dùng tắc rửa sạch, để ráo, xắt lát rồi đem hấp cách thủy với đường phèn, mật ong cho tới khi đường phèn tan hết. Trường hợp bạn bị dị ứng mật ong, bạn có thể hấp với đường phèn thôi là đủ.
Ngoài tác dụng điều trị bệnh ho, viêm họng, đây cũng là thức uống giải nhiệt, làm đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa.
[lo_irp post=’614′]
4. Trị ho với lá hẹ
Trong dân gian, hẹ có tính ôn (ấm), vị hơi cay và chua, có thể trị được nhiều bệnh như ho, tiêu hóa kém, đi tiểu nhiều lần, viêm tai giữa,…
Sau đây là những cách chữa ho bằng lá hẹ bạn nên lưu lại và sử dụng khi cần:
- Lá hẹ đem đi hấp cách thủy với mật ong. Sau đó bạn lọc lấy nước uống. Cách này sẽ giúp giảm đờm, giúp họng thông thoáng.
- Lá hẹ giã nát sau đó đem đi hấp khoảng 15 phút với đường phèn. Bạn chắt lấy nước, uống từ 2-3 lần mỗi ngày. Cách này cũng phù hợp với trẻ nhỏ.
5. Gừng
Gừng vốn dĩ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Ngoài công dụng là một loại gia vị cho những món ăn trở nên đậm đà, gừng còn có tác dụng kháng khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm đau. Vì thế, gừng được sử dụng thường ngày để chữa trị cảm sốt, đầy hơi, mất tiếng, ho, đau bụng,…
Cách thực hiện:
- Chọn một củ gừng sau đó nướng trên lửa rồi để nguội
- Tiếp theo bạn lột lớp bỏ bên ngoài, xắt lát thành từng miếng rồi giã nhuyễn.
- Cuối cùng bạn chắt lấy nước rồi hòa cùng mật ong.
- Uống mỗi ngày từ 2-3 lần, một lần một thìa café. Cứ như thế, cơn ho sẽ trở nên thuyên giảm.