3 điều bé cần biết khi muốn trở thành một giáo viên thực thụ

Bỗng một ngày, bạn nghe bé nói rằng muốn trở thành giáo viên để dạy học. Đây chính là lúc, bạn nên phân tích, định hướng cho bé nên làm gì để có thể thực hiện được ước mơ của chính mình. Bạn hãy là người đồng hành cùng bé để biến ước mơ ấy thành hiện thực nhé!

[lo_irp post=’44’]

1. Giáo viên là gì?

Giáo viên là một nghề nghiệp cao quý, là người truyền đạt kiến thức cho thế hệ đến sau.
Giáo viên dạy toán cho học sinh cấp 3. (ảnh minh họa)

Bạn nên nói cho bé biết giáo viên là gì và phân tích rõ cho bé nghe về nó? Điều này giúp bé tránh bị sự oai phong, uy quyền của thầy cô trên lớp ảnh hưởng rồi dẫn đến suy nghĩ rằng muốn làm giáo viên để được la mắng các bạn khác.

Giáo viên là một nghề nghiệp cao quý, là người truyền đạt kiến thức cho thế hệ đến sau. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có câu: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Câu nói ấy đã cho thấy vai trò của người thầy trong xã hội là vô cùng quan trọng.

Vì thế để có thể trở thành một người thầy tốt, bé nên có sự chuẩn bị thật kĩ càng. Đồng thời, bố mẹ nên định hướng tư tưởng cho bé từ bây giờ. Khi trở thành giáo viên, bé phải chuẩn bị giáo án để hằng ngày lên lớp giảng dạy.

Bạn có thể nói ra những khó khăn khi trở thành giáo viên cho bé nghe. Nếu bé chấp nhận cố gắng vượt qua có nghĩa là đam mê của bé là thật. Lúc này, bạn nên thúc đẩy biến nó thành hiện thực.

2. Người giáo viên nên có những phẩm chất nào?

Phẩm chất, tư cách của một người thầy quan trọng hơn những gì họ dạy rất nhiều.
Nếu muốn trở thành một giáo viên mầm non, bé phải luôn yêu thương học sinh của mình, tận tình chỉ bảo. (ảnh minh họa)

Phẩm chất, tư cách của một người thầy quan trọng hơn những gì họ dạy rất nhiều. Bạn nên nói cho bé hiểu dù là một người thầy giỏi dang nhưng lại không có phẩm chất tốt thì cũng không xứng đáng với danh xưng ấy.

Nếu muốn trở thành một giáo viên, bé phải rèn luyện những phẩm chất, tư cách sau đây:

  • Luôn có một lối sống chuẩn mực, luôn đặt tâm huyết với nghề lên đầu.
  • Một người giáo viên cần có một tấm lòng nhân ái, yêu thương học sinh. Đặc biệt, đoàn kết với đồng nghiệp để nâng cao quá trình trồng người.
  • Không hống hách, tự cao tự đại. Khi thành công không kiêu ngạo, ngược lại khi thất bại cũng không bao giờ nản chí.
  • Luôn giữ đạo đức với nghề. Không được lạm dụng danh xưng nhà giáo để làm việc xấu.
  • Phải luôn có trách nhiệm với những gì mình đã làm.

    3. Phải học tập như thế nào để có thể trở thành một giáo viên

Bé nên trau dồi khả năng về ngôn ngữ để khi đứng lớp học sinh có thể mau hiểu bài hơn.
Để trở thành một giáo viên tốt, bé phải cố gắng chăm chỉ học hành từ bây giờ. (ảnh minh họa)

Trước hết, bé phải nổ lực hết mình trong quá trình học tập. Vì công việc chính của người giáo viên đó là truyền đạt kiến thức cho người khác. Vì thế, bé phải thông, phải giỏi trong mọi vấn đề thì mới có thể chỉ dạy cho học sinh.

Bé có thể lựa chọn dạy môn mà mình thích: Toán, Lý, Anh văn… Hoặc bé sẽ trở thành giáo viên mầm non hay tiểu học tùy theo năng lực, sở thích của mình.

Nhưng để đi đến đích, bé phải học thật giỏi từ bây giờ. Đồng thời rèn luyện cho mình những kĩ năng truyền đạt để giúp ích cho việc giảng dạy sau này. Bé nên trau dồi khả năng về ngôn ngữ để khi đứng lớp học sinh có thể mau hiểu bài hơn.

Trước khi rời khỏi ghế nhà trường, bé sẽ được chỉ dẫn thêm về kỹ thuật dạy học. Đây chính là hành trang vào nghề vững chắc cho bé.

Là bậc bố mẹ, bạn nên cho bé biết nhiều về những điều bé thích và ước mơ. Từ đó, hãy sát cánh, đồng hành cùng bé trên chặn đường thực hiện ước mơ trở thành giáo viên này nhé.

Facebook
Twitter
LinkedIn