25 lời khuyên cho các ông bố bà mẹ trẻ

1. Thực hiện lời hứa

Hãy thu xếp một đến hai giờ riêng biệt mỗi tuần để làm điều con bạn dù đó chỉ là cùng ngồi xếp hình với con trai hay chơi trò bác sĩ khám bệnh với con gái. Đừng baogiờ thất hẹn vớicon cái.

  1. Hãy nói yêu con

Chúng ta thường cho rằng qua tình yêu cần thể hiện qua hành động, cử chỉ chứ không phải lời nói. Thật ra con trẻ chưa nhận thức được điều ấy. Chúng muốn và cần bạn nói cho chúng biết bạn yêu chúng tới mức nào.

  1. Lường trước những nguy hiểm

Cần phải tiên liệu trước con bạn sẽ làm gì và những nguy hiểm có thể xảy ra với chúng. Cẩn thận không bao giờ thừa khi trông con trẻ.

  1. Cẩn trọng lựa chọn phương pháp chăm sóc trẻ

Càng dành nhiều thời gian tìm hiểu và lựa chọn càng tốt trước khi quyết định mua sắm hay sử dụng dịch vụ gì liên quan tới con trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bạn bè, gia đình,những người đã sử dụng dịch vụ đó hay sự chỉ dẫn của các chuyên gia có uy tín.

  1. Đừng vội phạt trẻ

Đứa trẻ giống như một chiếc cốc rỗng cần được rót đầy tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ và sự tôn trọng. Nhưng vào một ngày uám, một tâm trạng thất vọng, một câu nói gay gắt hay một cử chỉ khắt khe có thể dốc cạn chiếc cốc đó. Nếu con bạn phản ứng lại, hãy cho bé một cơ hội, hãy lắng nghe bé và dành nhiều thời gian hơn tâm sự và chơi với bé. Có vậy bé sẽ cảm thấy dễ hoà đồng và gần gũi với bạn hơn.

  1. Hãy bao dung

Mỗi tuần một lần hãy bỏ qua một trong nhiều lỗi mà trẻ mắc phải, chẳng hạn ăn uống luộm thuộm, bừa bãi hoặc quên xếp dọn đồ sau khi chơi. Hãy luôn tự nhủ rằng chính bạn cũng không phải là người hoàn hảo.

  1. Đừng quá lo lắng nếu con bạn biếng ăn

Nhiều đứa trẻ rất biếng ăn vì vậy nên liên tục thay đổi các loại thức ăn khác nhau, ăn ít một và chia làm nhiều bữa. Hãy cho trẻ thấy bạn thích ăn rau hay uống sữa tới mức nào để chúng có thể bắt chước.

  1. Kiềm chế sự nóng giận

Không nên la mắng trẻ ngay khi chúng có hành vi không tốt trong lúc giận giữ. Hãy kìm chế và đề cập tới việc đó trong một dịp khác phù hợp hơn. Và thay vì dùng roi dọa nạt, hãy để làm cho bé quên chuyện đó đi bằng một việc khác có ích hơnChẳng hạn, nếu bé quậy lung tung mâm cơm, hãy đưa cho bé bình sữa.

  1. Làm album ảnh lưu niệm

Mỗi tháng nên dành 2 giờ để sắp xếp lại các kỷ vật của gia đình. Thu thập và lưu lại ảnh hoặc đồ lưu niệm liên quan tới các thành viên trong gia đình, bạn sẽ có thời gian suy ngẫm về những giây phút quý giá trong cuộc đời mình.

  1. Chia sẻ

Mỗi tuần một lần, nên tổ chức một hoạt động gì đó mà tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham dự. Chẳng hạn, đọc sách to cho cả nhà cùng nghe, cùng đi dạo, đi picnic hoặc ăn hiệu. Đó là những giây phút con trẻ sẽ nhớ nhất trong đời.

  1. Ngăn chặn những tính xấu

Không cho phép trẻ đánh bạn ngay cả khi bạn biết bé đang rất cáu gắt, giận giữ. Hãy kiên quyết ngăn chặn hành động đó ngay lập tức. Cũng nên uống nắn lời ăn tiếng nói và cách cư xử cho con ngay từ khi chúng chưa hiểu hết ý nghĩa của những việc đó.

  1. Đừng quá lệ thuộc vào lời nhận xét bên ngoài

Không ai biết những điều con bạn cần rõ hơn và tốt hơn bạn. Hãy tin tưởng vào con chứ không chỉ đánh giá chúng qua sổ hạnh kiểm hay nhận xét ở trường học.

  1. Công bằng

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể nói với bé là “Bố/ mẹ xin lỗi, bố/ mẹ đã làm hỏng rồi.” Thừa nhận sai lầm cũng đồng nghĩa với việc cho phép con bạn được mắc vài lỗi nhỏ thoát được ám ảnh sợ sai.

  1. Điều kiện yêu

Tình yêu không bao giờ có điều kiện. Bạn yêu con vì sự xuất hiện của chúng trong đời bạn chứ không phải vì chúng học toán giỏi hay chơi đàn hay.

  1. Tự răn mình

Bạn chính là người thầy đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất tới trẻ. Vì vậy, luôn chắc chắn rằng bạn là một tấm gương tốt để con cái noi theo. Hãy tự hỏi hàng đêm rằng hôm nay bé đã học được gì ở bạn.

  1. Không để trẻ dựa dẫm

Bạn không nên tạo ra một cái kén bao bọc con cái khỏi những thất bại, thất vọng hay áp lực của cuộc sống. Trẻ con cũng cần học cách vượt qua khó khăn để đối mặt với những thách thức lớn hơn sau này.

  1. Hãy để trẻ tự khám phá

Cha mẹ thường không muốn con cái đập phá rầm rầm hay tháo lắp đồ đạc lung tung nhưng nên biết rằng đó cũng là cách trẻ tự học.

  1. Khuyến khích con hòa đồng

Bạn không thể đảm bảo rằng ai cũng thích con bạn nhưng bạn cũng không thể giúp bé được điều này. Hãy ủng hộ tình bạn của con cái, đừng cố điều khiển các mối quan hệ của chúng.

  1. Tô hồng mọi thứ

Đừng mở miệng là khen con. Điều này có thể tạo ảo tưởng hoặc áp lực không đáng có cho con. Chẳng hạn, thay vì nói “con tôi rất năng động và chăm chỉ.” hãy nói “con tôi rất tự tin.”

  1. Lắng nghe trước khi khuyên bảo

Giây phút quan trọng nhất đối với cha mẹ là khi đứa trẻ vấp phải những tình huống gây buồn bã, sợ sệt, thất vọng hay ngượng ngùng. Đầu tiên, hãy giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, nhận thức và nói về vấn đề của mình. Sau đó, hãy đưa ra vài gợi ý để giải quyết vấn đề đó. Có vậy, mỗi khi gặp khó khăn, trẻ mới dám thổ lộ với bạn.

  1. Không máy móc

Mỗi trẻ có một biểu đồ phát triển khác nhau. Đừng cố gắng thúc đẩy hay ép buộc con cái. Bé sẽ cho bạn biết ngay khi nào bé sẵn sàng bò, chập chững đi hay đọc sách.

  1. Hạn chế khen thưởng

Hãy giúp con bạn phát triển sự tự tin. Hãy thay câu nói truyền thống “mẹ tự hào về con” bằng câu “Con nên tự hào vì đã hoàn thành tốt việc này.”

  1. Không làm bài tập giúp con cái

Học tập là nghĩa vụ của con bạn chứ không phải của bạn. Nếu bạn làm giúp, trẻ sẽ cho rằng nó không có khả năng tự giải quyết vấn đề và luôn ỷ lại vào người khác.

  1. Đề cao tính trung thực

Không bao giờ nói dối trước mặt trẻ. Đừng để con bạn thắc mắc tại sao bạn lại bảo người khách rằng bố đi vắng trong khi bố đang xem tivi trong nhà.

  1. Đừng vội chỉ trích

Nếu bạn không biết điều gì đã xảy ra trong một tình huống đặc biệt, đừng vội chỉ trích con. Chẳng hạn, nếu bé nói “Con ghét cô giáo! Hôm nay cô mang con ra giữa lớp để các bạn chế giễu,” đừng vội phản ứng ngay “Chắc con đã làm điều gì đó không phải chứ gì.”

Facebook
Twitter
LinkedIn